Thứ 2, 25/11/2024, 17:03 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Phòng chống Covid-19: Cần có phương án hỗ trợ doanh nghiệp và bảo vệ người lao động

Phòng chống Covid-19: Cần có phương án hỗ trợ doanh nghiệp và bảo vệ người lao động
(Tieudung.vn) - Tình trạng dịch Covid-19 kéo dài, diễn biến phức tạp, đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế. Đã có hàng loạt tập đoàn, doanh nghiệp lớn, nhỏ có kế hoạch cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh. Hàng loạt người lao động vì vậy có nguy cơ mất việc kéo dài. Phương án nào để hỗ trợ doanh nghiệp và bảo vệ người lao động?

Phóng viên báo Kinh tế và Đô thị đã có cuộc trao đổi với Luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo (Công ty Luật TAT Law firm) để làm rõ về vấn đề này.

Mô tả ảnh 2

Luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo "Cần có phương án hỗ trợ doanh nghiệp và bảo vệ người lao động"

PV: Nhìn tư góc độ Luật, Theo , chúng ta cần phương án gì để bảo vệ người lao động khi mất việc?

- Luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo: Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định, trường hợp sự kiện bất khả kháng do dịch bệnh hoặc địch hoạ, người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với Người lao động.

Trong trường hợp này, người lao động rơi vào trường hợp bị thôi việc. Theo đó, Người lao động sẽ được hưởng một khoản trợ cấp thôi việc do người sử dụng lao động và Bảo hiểm chi trả. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp.

Theo tôi, rất có thể trong thời gian tới do diễn biến phức tạp của dịch, nếu suy thoái kinh tế nghiêm trọng,  có thể căn cứ Điều 46 và Điều 48 Bộ luật Lao động 2012, trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, doanh nghiệp xem đây là một cơ hội tốt mang tính chất sàng lọc nhân sự và tái cấu trúc doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp cần có những biện pháp xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động để trình Sở Lao động Thương Binh & Xã hội xem xét.

Trong trường hợp doanh nghiệp tái cấu trúc lại, nhiều người lao động sẽ không có việc làm, nảy sinh nhiều vấn đề bất cập xã hội. Giải pháp hài hòa lúc này, theo luật sư?

- Khi người lao động bị thôi việc hàng loạt, khó tránh khỏi mâu thuẫn và tranh chấp giữa Người lao động và người sử dụng lao động. Thấu hiểu được sự khó khăn của doanh nghiệp cũng như người lao động trước nguy cơ mất việc làm, để hạn chế tối đa tranh chấp, đây là thời điểm cần phát huy hết chức năng của Công đoàn cơ sở, trên cơ sở tôn trọng thoả ước lao động tập thể, đảm bảo tối đa quyền lợi của Người lao động, được nhận đủ các khoản trợ cấp khi mất việc.

Trong bối cảnh này, những người sử dụng lao động cần cân nhắc đảm bảo việc làm cho người lao động vì sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp và hãy xem việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động là giải pháp cuối cùng, vì người lao động chứ không phải vì lợi ích doanh nghiệp. Có vậy mới tỏ rõ bản lĩnh và đạo đứcc kinh doanh của người sử dụng lao động.

Thiết nghĩ, trên cơ sở Bộ luật lao động 2012 và Luật Việc làm 2012, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ nhanh chóng xây dựng chương trình việc làm của địa phương về lao động và việc làm. Trong trường hợp cần thiết thì có thể rút ngắn các quy trình, phối hợp với các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương và địa phương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tham gia thực hiện chương trình việc làm.

Để kiểm soát được tình trạng mất việc làm của Người lao động dẫn đến bất ổn Xã hội, nhà nước cần can thiệp mạnh tay để buộc các cơ quan ban ngành và các tổ chức kinh tế dốc toàn lực chống đỡ.

Theo đó, Bộ Lao động Thương Binh & Xã hội cần sớm chủ trì, phối hợp với các địa phương khẩn trương tập trung xử lý, giải quyết các vướng mắc về lao động, có biện pháp đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền và các giải pháp để động viên tinh thần của người lao động, có phương án hỗ trợ đào tạo lao động phù hợp và hỗ trợ Người lao động bị thôi việc, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19; Có phương án hỗ trợ doanh nghiệp tìm nguồn lao động thay thế trong trường hợp thiếu hụt lao động, chuyên gia nước ngoài…

Giải pháp song hành nữa là gì, theo luật sư?

- Điều cần thiết nữa ngay lúc này là rất cần sự can thiệp và vào cuộc kịp thời bằng các chính sách của nhà nước, để tác động đến các cơ quan, tổ chức cùng chung tay hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động theo tinh thần Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

Mặc dù Tổng cục Thuế đã có Công văn số 897/TCT-QLN về việc gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần phải có thêm những gói chính sách hỗ trợ bằng văn bản cụ thể, miễn hoàn toàn thuế đối với các doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động, giảm mạnh đối với các doanh nghiệp bị thiệt hại nghiêm trọng để hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại vượt qua khó khăn.

Đối với lĩnh vực nhà nước về Ngân hàng, Ngân hàng nhà nước vừa ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, , phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid – 19.

Theo đó, buộc các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên cơ sở đề nghị của khách hàng và đánh giá của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc, hoặc lãi của khách hàng sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phù hợp mức độ ảnh hưởng của dịch Covid - 19 và đảm bảo kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ không vượt quá 12 tháng kể từ ngày cuối cùng của thời hạn cho vay, cho thuê tài chính.

Buộc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc, hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề, sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid -19, và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc, hoặc lãi theo hợp đồng thỏa thuận đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid - 19.

Ngoài ra, đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước khác, cần xem xét miễn tiền thuê đất và giảm các khoản thuế, lệ phí cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp, khó khăn như xem xét, hỗ trợ giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, …

Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ giao BHXH Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện tạm dừng đóng BHXH đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đến hết tháng 6/2020 hoặc tháng 12/2020 và không tính lãi phạt chậm nộp theo thẩm quyền và quy định của pháp luật, ngày 17/3, BHXH Việt Nam đã có Công văn số 860/BHXH-BT hướng dẫn tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.Theo đó, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố phối hợp với Sở LĐ-TB&XH, Sở Tài chính Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo rà soát, hướng dẫn, tuyên truyền đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp (DN) thuộc các ngành nghề dịch vụ vận tải hành khách, du lịch, lưu trú, nhà hàng và các ngành nghề đặc biệt khác gặp khó khăn do dịch bệnh gây ra, dẫn đến không bố trí được việc làm cho người lao động. Trong đó, số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất kinh doanh trở lên; hoặc bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra (không kể giá trị tài sản là đất) theo quy định tại Khoản 1, Điều 88 Luật BHXH 2014; các Khoản 1, 2, 3 và 4, Điều 16 Nghị định số 11/2015/NĐ-CP và Điều 28 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Nhã Vy thực hiện

Tags:
4.7 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Khởi nghiệp

Hỗ trợ start-up Việt giảm thiểu thất bại, bước ra thế giới 
(Tieudung.vn) Viet Unicorn là sáng kiến quốc tế hỗ trợ start-up Việt với kỳ vọng từng bước hiện thực...
 
Dự án về khoai mì Củ Chi giành giải nhất cuộc thi khởi nghiệp Xanh
(Tieudung.vn) Dự án đến từ TP Hồ Chí Minh “Các dòng bánh khoai mì dinh dưỡng Cusami” của Mai Tuấn...
 
Nhiều dự án độc đáo tranh tài tại Chung kết cuộc thi Khởi nghiệp Xanh
(Tieudung.vn) Sáng 9/11, tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh, vòng Chung kết cuộc thi ý tưởng/dự...

Thương hiệu

Phân bón Cà Mau được vinh danh đến ba giải cao về: Quản trị Công ty và Báo cáo phát triển bền vững
(Tieudung.vn) Ngày 16/11/2024, tại Đà Lạt, Lễ trao giải Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (Vietnam Listed Company...
 
Vinpearl lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á
(Tieudung.vn) Mới đây, Vinpearl được vinh danh top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á, số 1 Việt...
 
Phân bón Đầu Trâu đạt thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024
(Tieudung.vn) Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9 năm 2024,...

Tin Doanh nghiệp

Đề xuất kéo dài thời gian giảm thuế giá trị gia tăng: “Liệu cơm gắp mắm”
(Tieudung.vn) Dư luận đồng thuận cao với đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT),...
 
3 doanh nghiệp điện tử bị xử phạt vì đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng
(Tieudung.vn) Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công thương) vừa ban hành các quyết định xử lý vụ...
 
Loạt doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài bị xử phạt
(Tieudung.vn) Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, vừa ban hành...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.26817 sec| 884.234 kb