Thương mại điện tử xuyên biên giới đã tạo ra hàng nghìn tỷ USD cho hoạt động kinh tế toàn cầu những năm gần đây và đang tiếp tục tăng tốc. Với dân số trẻ, lượng người dùng smartphone chiếm tỷ trọng lớn, TMĐT tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ thời gian qua.
Cụ thể năm 2013, TMĐT mang doanh thu về cho Việt Nam 2,2 tỷ USD, đến năm 2017 lên 6,2 tỷ USD. Năm 2018, doanh thu từ TMĐT tiếp tục lên 7,8 tỷ USD, tăng hơn 30% so với năm 2015. Nếu vẫn giữ tốc độ tăng trưởng 30% như hiện nay thì đến năm 2020, TMĐT Việt Nam sẽ đạt doanh thu đến 13 tỷ USD.
Ông Zhang Kuo – Tổng Giám đốc Alibaba.com. |
Theo Báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam, TMĐT xuyên biên giới đã trở thành một kênh quan trọng cho việc xuất khẩu và hiện có 32% DN nhỏ và vừa Việt Nam đã thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài thông qua các kênh trực tuyến. Việc gia nhập những nền tảng TMĐT B2B giúp DN xuất khẩu tiếp cận trực tiếp với khách hàng trên toàn thế giới, giảm chi phí liên quan đến việc xúc tiến thương mại truyền thống như tham gia hội chợ, triển lãm, thiết lập văn phòng tại các thị trường mục tiêu.
Ông Zhang Kuo – Tổng Giám đốc Alibaba.com cho biết, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có thể xuất khẩu toàn cầu thông qua nền tảng TMĐT. Alibaba.com là một trong những kênh TMĐT dẫn đầu thế giới và thông qua Alibaba.com, doanh nghiệp có cơ hội quảng bá sản phẩm tới 260 triệu nhà mua hàng trên thế giới với hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trước vị thế phát triển kinh tế của Việt nam trong khu vực Đông Nam Á, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có năng lực sản xuất lớn với hơn 500.000 doanh nghiệp. Tuy nhiên, rất ít trong số này tham gia thương mại toàn cầu bằng cách sử dụng những kênh kỹ thuật số. Cùng với đó, Việt Nam nắm giữ nhiều lợi thế như lực lượng lao động lành nghề, sản phẩm chất lượng cao và có giá cả cạnh tranh. Vì thế tôi tin rằng Việt Nam còn nhiều tiềm năng rất lớn để xuất khẩu, do đó các doanh nghiệp nên tập trung vào hoạt động kinh doanh B2B.
Chúng tôi cam kết sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam tiếp cận được với thị trường quốc tế trên nền tảng Alibaba.com, giúp số hóa các doanh nghiệp và tăng thêm nhiều việc làm tại đại phương. Ông Zhang Kua cam kết.
Ông John Caplan – Giám đốc bộ phận B2B khu vực Bắc Mỹ của Tập đoàn Alibaba. |
Để tiếp cận thị trường Hoa Kỳ, theo ông John Caplan – Giám đốc bộ phận B2B khu vực Bắc Mỹ của Tập đoàn Alibaba chi sẽ rằng: Alibaba.com giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với số lượng lớn các khách hàng quốc tế chất lượng cao. Do đó, cách doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung và chất lượng cũng như giá cả, bởi vì các doanh nghiệp của Hoa Kỳ rất muốn mua hàng của Việt Nam. Vì vậy chi nhánh Alibaba.com tại Hoa Kỳ đang tích cực nâng cao nhận biết về các nhà cung cấp Việt Nam trên toàn nền tảng Alibaba.com.
Nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, trong suốt 10 năm qua Alibaba.com đã tạo ra một mạng lưới kênh bán hàng phát triển mạnh mẽ, giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa nền tảng trực tuyến TMĐT để tiếp cận thị trường thế giới.
Bà Trần Bảo Ngọc – Giám đốc công ty Mi.in Eyelash. |
Chia sẽ thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên nền tảng Alibaba.com. Bà Trần Bảo Ngọc – Giám đốc công ty Mi.in Eyelash chuyên sản xuất lông mi giả xuất khẩu cho biết: Sau thành lập và đi vào sản xuất kinh doanh công ty tôi đứng bên bờ vực phá sản vì không có đơn hàng. Một lần lên mạng tìm hiểu về Alibaba.com và đăng ký gian hàng, sau 2 tuần chúng tôi đã liên tục nhận được các đơn hàng từ Châu Âu và Mỹ. Đến nay, sau hơn 2 năm công ty đã mở rộng sản xuất kinh doanh gấp 3 lần.
Nhân câu chuyện này của tôi để chứng minh thêm sự hiệu quả của thương mại điện tử. Nếu như bạn có một sản phẩm tốt và bạn có công cụ tốt để cho mọi người khắp thế giới biết đến sản phẩm của mình, thì chắc chắn công ty tôi sẽ trở thành một công ty toàn cầu trong thời gian sớm nhất. Bà Ngọc nhấn mạnh thêm.