Thứ 7, 19/04/2025, 15:12 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Xoá điểm nghẽn để bất động sản phát triển bền vững

Xoá điểm nghẽn để bất động sản phát triển bền vững
(Tieudung.vn) - Hệ thống pháp luật điều chỉnh thị trường bất động sản ngày càng tốt hơn, nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết cần được sửa đổi, bổ sung, nhằm phát triển thị trường bất động sản theo hướng minh bạch, lành mạnh và bền vững.

Dự án Five Star Eco City của Tập đoàn Năm Sao do Danh Khôi phân phối
Khách hàng tham quan Five Star Eco City do Công ty Danh Khôi phân phối

Trên đây là trao đổi của ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) khi trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị về tình hình 2016 và những năm 2017.

Bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn

- Ông có đánh giá như thế nào về thị trường bất động sản năm 2016?

- Thị trường bất động sản năm 2016 được đánh giá thành công ở hầu hết các , trong đó, nhà ở vừa túi tiền vẫn đang là phân khúc chủ đạo (chiếm tỷ lệ 79,7% tổng nguồn cung - NV). Tồn kho chỉ còn khoảng 5.954 tỷ đồng, giảm 4.153 tỷ đồng so với năm 2015. Giá bán chỉ tăng khoảng trên dưới 5%, giá bán có mức tăng cao hơn khoảng trên dưới 10% tùy theo loại sản phẩm, tiện ích, hoặc vị trí dự án.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA

Tuy nhiên, thị trường vẫn thiếu sản phẩm nhà ở , và nhà ở thương mại giá rẻ, đặc biệt thiếu nhà ở thương mại cho thuê giá rẻ. Bên cạnh đó, với 500 dự án trên địa bàn thành phố bị ngừng triển khai, trong đó có nhiều dự án bất động sản dở dang, do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do giải phóng mặt bằng, đang là phần chìm tiềm ẩn nhiều rủi ro của "tảng băng hàng tồn kho". Đáng phê phán là có một số ít doanh nghiệp chưa được chứng nhận đủ điều kiện vẫn triển khai bán nhà hình thành trong tương lai cho người , mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn cho người mua nhà.

Nhìn chung, thị trường bất động sản đã có được sự phát triển mang yếu tố bền vững, trong đó chứng kiến sự sàng lọc khá lớn, không ít doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp đã trưởng thành với những bước đi khá vững chắc. Hiệp hội khuyến nghị các doanh nghiệp cần cơ cấu lại đầu tư, chuyển hướng mạnh vào phân khúc nhà ở vừa túi tiền, và cần quan tâm phát triển cả nhà cho thuê giá rẻ để phục vụ nhu cầu của người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị, và người nhập cư. Việc phát triển mạnh phân khúc nhà ở vừa túi tiền sẽ giúp tái cân bằng thị trường và giảm thiểu rủi ro trong thị trường bất động sản hiện nay.

- Nhận định của ông về thị trường bất động sản năm 2017?

- Thị trường bất động sản 2017 vẫn còn nằm trong chu kỳ tăng trưởng, nhưng có thể sẽ tiếp tục xu thế chững lại. Nguyên nhân là do giai đoạn 2014 – 2016, thị trường đã tăng quá mạnh so với nền kinh tế; sự tham gia mạnh của các nhà đầu cơ sử dụng vay ngân hàng rất lớn, có nhu cầu thoát hàng khi nhận căn hộ; các công ty BĐS sẽ đẩy mạnh bán hàng với sự cạnh tranh giá để trả nợ; tín dụng BĐS sẽ giảm do khó khăn về nguồn vốn trung – dài hạn; nhà ở phân khúc giá thấp thiếu vốn ưu đãi hỗ trợ của nhà nước… Tuy nhiên, đây sẽ vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn trong năm 2017, khi tiền gửi ngân hàng thiếu hấp dẫn về tích sản, vàng có xu thế giảm, tỷ giá có xu thế khó tăng hơn 5%, chứng khoán còn nhiều rủi ro, khó thu hút người mới nên đây vẫn là một thị trường còn nhiều tiềm năng phát triển.

Năm “điểm nghẽn” cần xoá bỏ

- Ông có đánh giá như thế nào về vai trò và sự tác động của hệ thống pháp luật, cơ chế - chính sách đối với sự phát triển của thị trường bất động sản trong thời gian vừa qua?

- Một loạt các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong các năm vừa qua như: Luật Đất đai năm 2013, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật , Luật Doanh nghiệp năm 2014... đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, điều chỉnh thị trường bất động sản ngày càng tốt hơn, nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết cần phải được sửa đổi, bổ sung, nhằm phát triển thị trường bất động sản theo hướng minh bạch, lành mạnh và bền vững.

Hiện nay, có 5 "điểm nghẽn" lớn trong thị trường bất động sản. Một là, "điểm nghẽn" giải phóng mặt bằng cực kỳ khó khăn, dẫn đến tình trạng dự án không thể triển khai được, chôn vốn của doanh nghiệp trong thời gian dài, chưa có lối ra. Hiện nay, TP Hồ Chí Minh có đến 500 dự án ngừng triển khai, trong đó có 70 - 80% dự án "bất động" chủ yếu do vướng khâu giải phóng mặt bằng.

"Hoàn thiện thể chế, phải loại trừ được lợi ích nhóm, hiện tượng "lobby" chính sách, khắc phục xu hướng tập trung quyền lực xét duyệt, thẩm định về các bộ, ngành vì đây là nguồn gốc đẻ ra cơ chế "xin - cho" và nhũng nhiễu, đi ngược lại xu thế phân cấp, giao quyền nhiều hơn cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước đây".

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA

Hai là, "điểm nghẽn" tiền sử dụng đất đang là gánh nặng, là ẩn số, tạo ra cơ chế "xin - cho". Theo quy định tại điều 62 Luật Đất đai thì Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong một số trường hợp, trong đó có dự án xây dựng khu đô thị mới, dự án chỉnh trang đô thị. Nhưng trong thời gian qua việc thực hiện cơ chế Nhà nước thu hồi đất các dự án xây dựng khu đô thị mới, dự án chỉnh trang đô thị để tiến hành giải phóng mặt bằng rất khó khăn, mất rất nhiều thời gian, công sức của cơ quan Nhà nước và .

Ba là, "điểm nghẽn" thủ tục hành chính nhiêu khê, kéo dài, ẩn chứa tiêu cực, nhũng nhiễu trong quá trình phê duyệt, thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, điển hình là khâu thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công các công trình cấp 1, từ trên 20 tầng.

Bốn là, "điểm nghẽn" chính sách tín dụng chưa phù hợp, chưa tạo được nguồn vốn trung hạn, dài hạn cho thị trường bất động sản, trong lúc tính chất hoạt động của thị trường này là trung hạn, dài hạn; lãi suất cho vay vẫn còn cao; thiếu nguồn vốn tín dụng cho .

Năm là, "điểm nghẽn" chính sách chuyển nhượng dự án bất động sản nên chưa giải quyết được tình trạng khoảng 500 dự án trên địa bàn thành phố đang bị ngưng triển khai hiện nay, và đây cũng là phần chìm của tảng băng hàng tồn kho.

Năm “điểm nghẽn” nêu trên có thể coi là những mối lo tiềm tàng, làm suy giảm đà tăng trưởng của thị trường bất động sản. Do vậy, HoREA kiến nghị các cơ quan nhà nước, nhanh chóng xem xét, áp dụng các giải pháp đồng bộ, giúp thị trường phát triển ổn định và bền vững...

Xin cảm ơn ông!

Việt Tâm (thực hiện)

Tags:
4.7 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Nhận định

Người dân cần lưu ý điều gì khi mua bán căn hộ chung cư để tránh rủi ro?
(Tieudung.vn) Để giảm thiểu rủi ro trong giao dịch mua bán căn hộ chung cư, Ủy ban Cạnh tranh...
 
PGS.TS Trần Đình Thiên: APEC 2027 sẽ định hình bất động sản Phú Quốc lên tầm cao mới
(Tieudung.vn) Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, Phú Quốc đang khẳng định mình là tọa độ mang tầm cỡ quốc...
 
Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng Phú Quốc hướng tới APEC năm 2027 và sự phát triển bền vững
(Tieudung.vn) Chiều 18/4, tại Hội trường UBND TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Báo Kinh tế Đô thị...

Dự án – Nhà đẹp

Vingroup khởi công siêu đô thị ESG hàng đầu thế giới Vinhomes Green Paradise
(Tieudung.vn) Hướng tới Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 30/4/2025),...
 
Công bố mở bán đợt cuối tòa QMS TOP TOWER
(Tieudung.vn) Ngày 19/4, Công ty Cổ phần Dịch vụ trường học Quang Minh công bố mở bán đợt cuối...
 
Sau sáp nhập, bất động sản Bình Dương được kỳ vọng bức phá
(Tieudung.vn) Thông tin Bình Dương cùng Bà Rịa Vũng Tàu dự kiến sáp nhập vào TP Hồ Chí...

Phong thuỷ

Phạm 7 'đại kỵ' trong bếp khiến tài lộc của gia chủ sa sút
(Tieudung.vn) Bếp là nơi giữ lửa của căn nhà. Vì thế theo quan niệm trong phong thủy, vị trí...
 
Những vị trí nên tránh treo đồng hồ kẻo kiềm hãm tài lộc
(Tieudung.vn) Trong phong thủy, việc treo đồng hồ ở những vị trí không phù hợp có thể gây ảnh...
 
Mẹo phong thủy nhà ở giúp gia chủ may mắn, hút tài lộc
(Tieudung.vn) Những lưu ý về phong thủy nhà ở dưới đây sẽ góp phần giúp bạn hút tài lộc,...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »
Liên kết hữu ích

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.48292 sec| 886.242 kb