Thứ 7, 28/12/2024, 08:25 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

[Đất đai, công trình xây dựng bỏ hoang: Làm sao tránh lãng phí?] Bài 1: Nhiều dự án, công trình xây dựng bỏ hoang

[Đất đai, công trình xây dựng bỏ hoang: Làm sao tránh lãng phí?] Bài 1: Nhiều dự án, công trình xây dựng bỏ hoang
(Tieudung.vn) - Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, được xác định là một trong những trụ cột trong nguồn lực phát triển đất nước. Nhưng, ở nhiều nơi, nguồn lực này đang bị lãng phí. Vậy, làm thế nào để giải bài toán này? Từ điều tra của phóng viên Kinh tế & Đô thị và những kiến giải của các chuyên gia sẽ gợi mở thêm đối với cơ quan quản lý, hoạch định chính sách trong vấn đề quản lý, quy hoạch sử dụng đất, công trình xây dựng bỏ hoang..., nhằm tránh lãng phí.

Tính đến hết năm 2020, trên địa bàn Hà Nội có 380 “treo” nằm rải rác ở khắp các quận, huyện. Từ công trình phục vụ dân sinh đến cả những dự án nằm ở trung tâm TP được xem là “đất vàng” cũng rơi vào hoàn cảnh “đắp chiếu” hàng chục năm. Đây là tình trạng khó chấp nhận, gây lãng phí nguồn lực đất đai, bức xúc trong dư luận.

[Đất đai, công trình xây dựng bỏ hoang: Làm sao tránh lãng phí?] Bài 1: Nhiều dự án, công trình xây dựng bỏ hoang

Dự án Vicem mặc dù đã hoàn thiện phần thô nhưng vẫn bị hỏ hoang từ nhiều năm nay. Ảnh: Doãn Thành

Những con số đáng suy ngẫm

Qua thực tế tái giám sát của HĐND TP Hà Nội, bản danh sách tổng hợp danh mục dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai đã chỉ rõ, từ năm 2018 đến nay, toàn TP có 66 dự án chưa được giao đất, cho thuê đất chậm thực hiện các thủ tục đầu tư, chậm triển khai theo quyết định được phê duyệt; 324 dự án được giao đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai tính đến tháng 4/2021. Đối với 89 dự án chậm triển khai (tính đến năm 2012) còn tồn tại đã được Thường trực HĐND TP kiến nghị tại Báo cáo số 53/BC-HĐND ngày 20/9/2012, còn 56 dự án vẫn chưa được khắc phục dứt điểm các vi phạm theo kiến nghị giám sát. Đặc biệt, 22 dự án có quyết định thu hồi đất, nhưng đến thời điểm tái giám sát vào tháng 3/2021, vẫn còn 18 dự án chưa được thu hồi đất trên thực tế.

Bên cạnh đó, 383 dự án chậm triển khai giai đoạn 2012 - 2017, HĐND TP Hà Nội kiến nghị, đến nay vẫn còn 293 dự án tiếp tục chậm triển khai hoặc có các vi phạm. Đặc biệt, trong số 90 dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính từ năm 2018, vẫn còn 37 dự án chậm nộp tiền sử dụng đất gần 2.000 tỷ đồng. Ngoài ra, qua tái giám sát, Thường trực HĐND TP Hà Nội phát hiện thêm 45 dự án chậm triển khai phát sinh sau khi giám sát vào tháng 7/2018 đến tháng 3/2021. Về xử lý thu hồi, UBND TP đã chỉ đạo rà soát 370 dự án vốn đầu tư ngoài ngân sách mà HĐND TP kiến nghị và ban hành quyết định chấm dứt đối với 48 dự án sai phạm.

"Đắp chiếu" từ công trình lớn...

Từ con số được HĐND TP Hà Nội nêu, phóng viên Kinh tế&Đô thị tiếp tục tìm hiểu mới thấy thực sự xót xa trước lãng phí nguồn lực đất đai. Ví như dự án Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem (quận Nam Từ Liêm) nằm tại lô 10E6, Khu đô thị mới Cầu Giấy, với số vốn hơn 2.500 tỷ đồng. Khởi công vào tháng 5/2011, chủ đầu tư tuyên bố sẽ hoàn thành vào năm 2014, tuy nhiên đến nay, tòa nhà 31 tầng nổi và 4 tầng hầm vẫn trơ khung. Trên tuyến đường Vành đai 3, đối diện Vicem Tower là dự án Apex Tower (lô HH3, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm), được xây dựng trên khu đất có diện tích 2.780m2, khởi công từ năm 2008 nhưng đến nay cũng chỉ hoàn thiện phần thô. Hay tòa nhà Tokyo Tower tọa lạc tại số 48 Vạn Phúc (quận Hà Đông) được xây trên diện tích đất gần 4.600m2. Dự án này còn có tên gọi khác là chung cư Vinafor hay Hanoi Landmark 51 Tower, từng được là ''trái tim của quận Hà Đông''. từng cam kết sẽ bàn giao nhà vào quý IV/2017, nhưng hiện vẫn chưa được hoàn thiện, còn bên ngoài hàng rào tôn có biển đề ''bãi gửi xe có mái che''... Cũng tại quận Hà Đông, dự án Khu giáo dục Nguyễn Trãi do Công ty CP và Phát triển nhân lực (Ladeco) được UBND tỉnh Hà Tây cũ phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại khu đất thuộc hai xã Kiến Hưng, Phú Lương (thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây nay là quận Hà Đông, Hà Nội) năm 2006 và được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 năm 2007). Nhưng sau 15 năm dự án vẫn là một bãi đất bỏ trống, sình lầy chưa thể triển khai. Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã ra văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chính phủ đôn đốc UBND TP Hà Nội sớm giải quyết dứt điểm tình trạng trên.

Tại nhiều địa bàn khác như Mê Linh, Hoàng Mai, Long Biên hay Thanh Trì cũng không hiếm gặp dự án bỏ hoang. Có thể kể đến dự án Dự án Dragon Riverside Tincom Pháp Vân do Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long (Tincom Group) làm chủ đầu tư. Dự án tọa lạc trên khu đất rộng 56.440m2 tại xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì) nằm ngay khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô, triển khai xây dựng, huy động vốn từ năm 2010, nhưng đến nay vẫn chỉ là một khối bê tông 25 tầng bỏ hoang. Vào tháng 3/2021, Ngân hàng BIDV đã đấu giá khoản nợ gốc, lãi vay, lãi phạt của Tincom Group tại thời điểm ký hợp đồng dịch vụ đấu giá (tháng 10/2020) với số tiền hơn 164 tỷ đồng.

... đến cả chợ dân sinh

Không những hàng loạt công trình, dự án lớn bị bỏ hoang, mà cả chợ dân sinh cũng vậy. Theo tìm hiểu của phóng viên Kinh tế&Đô thị, chợ Phúc Lý, phường Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm) được xây dựng với quy mô gần 4.000m2, trong đó, trên 3.000m2 được sử dụng để xây dựng các hạng mục chính như tòa nhà 2 tầng và khu vực bán hàng ngoài trời gồm 4 dãy, còn lại 900m2 được thiết kế làm mặt bằng trông giữ xe và đường vào chợ. Tầng trên khu chợ sẽ được sử dụng để các tiểu thương kinh doanh vải vóc, các mặt hàng ; tầng dưới phục vụ kinh doanh hàng khô, đồ gia dụng, văn phòng phẩm… Khu vực kinh doanh ngoài trời là các mặt hàng hải sản, rau, củ, quả, sống và chín… Chợ được xây dựng xong vào năm 2017, nhưng vẫn cửa đóng then cài; một số hạng mục đã xuất hiện tình trạng xuống cấp. Điều đáng nói, sau nhiều lần trì hoãn, đến thời điểm này, bao giờ chợ Phúc Lý đi vào hoạt động vẫn là một ẩn số!

Cùng chung hoàn cảnh là chợ Tây Mỗ, tổ dân phố Hạnh, phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm), được UBND TP Hà Nội phê duyệt từ năm 2012, có tổng diện tích 24.000m2, với kinh phí đầu tư 22,5 tỷ đồng. Theo kế hoạch năm 2013 dự án phải hoàn thiện và đưa vào sử dụng, nhưng đến thời điểm hiện tại mới chỉ hoàn thành được một số hạng mục, phần còn lại đang bị bỏ hoang từ nhiều năm nay.

“Đến nay, dự án mới hoàn thành được giai đoạn 1, chưa triển khai giai đoạn 2. Giai đoạn 1 đã hoàn thành được một số hạ tầng, nhưng do diện tích nhỏ quá nên chưa thể đưa vào vận hành được và phía Ban quản lý dự án của quận vẫn chưa thực hiện bàn giao cho phường” - Phó Chủ tịch UBND phường Tây Mỗ Nguyễn Đăng Cường cho hay. Tương tự là trường hợp chợ dân sinh Phú Đô thuộc địa bàn phường Phú Đô (quận Nam Từ Liêm), được khởi công xây dựng từ năm 2016, tổng vốn đầu tư 18 tỷ đồng, năm 2017 đã hoàn thiện cơ bản và có thể đưa vào sử dụng. Nhiều năm qua, mặc dù chợ mới đã được xây dựng khá khang trang, nhưng vẫn bỏ không, trong khi đó người dân lại phải buôn bán ở khu vực chợ tạm gần với dự án. Theo quan sát của phóng viên, do thời gian dài không sử dụng và cũng không được bảo dưỡng, bảo trì, nên một số hạng mục hạ tầng phụ trợ đã bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp, hư hỏng.

Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia quản lý đô thị nhìn nhận, việc rà soát quy hoạch đã phần nào làm chậm tiến trình triển khai dự án của rất nhiều DN. Nhưng khách quan mà nói, nhiều DN không đủ năng lực về tài chính, bằng cách “luồn lách” hoặc từ mối quan hệ “xin – cho” cũng đi lập quy hoạch dự án, xin phê duyệt rồi đem thế chấp toàn bộ với ngân hàng, khi BĐS xảy ra khủng hoảng không bán được hàng, dẫn đến việc dự án bị ngân hàng siết nợ. (Còn nữa)

Dự án "đắp chiếu", công trình xây dựng xong bị bỏ không là lãng phí cả về sử dụng đất, công trình và mất mỹ quan đô thị, nên về nguyên lý phải điều tiết bằng sắc thuế để làm sao nhanh chóng đưa nhà đất vào sử dụng.

Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính

Tags:
3.5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Nhận định

“Cởi nút thắt” pháp lý tạo xung lực cho thị trường bất động sản năm 2025
(Tieudung.vn) Triển vọng thị trường bất động sản (BĐS) năm 2025 được định hình trên nền tảng thành quả...
 
Bất động sản hút vốn trái phiếu: Thêm cơ hội để phục hồi
(Tieudung.vn) Năm 2024, kênh huy động vốn từ phát hành trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp bất động...
 
Hà Nội công bố Bảng giá đất điều chỉnh: Minh bạch nghĩa vụ tài chính về đất đai
(Tieudung.vn) Việc UBND TP Hà Nội công bố Bảng giá đất điều chỉnh có hiệu lực đến hết 31/12/2025,...

Dự án – Nhà đẹp

Đồng Nai họp xử lý kiến nghị của khách hàng mua dự án Gem Sky World
(Tieudung.vn) UBND tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức cuộc họp quan trọng để thảo luận về các giải pháp...
 
“Cởi nút thắt” pháp lý tạo xung lực cho thị trường bất động sản năm 2025
(Tieudung.vn) Triển vọng thị trường bất động sản (BĐS) năm 2025 được định hình trên nền tảng thành quả...
 
SonKim Land - phát triển di sản tại vị trí đắt giá bậc nhất TP Hồ Chí Minh
(Tieudung.vn) Là nhà phát triển bất động sản với nhiều dự án chất lượng, dù không truyền thông rầm...

Phong thuỷ

Những tuổi làm nhà năm 2025 đại cát đại lợi
(Tieudung.vn) Việc xây dựng ngôi nhà là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống...
 
3 loại cây phong thủy thích hợp với người bận rộn
(Tieudung.vn) Không cần nhiều ánh sáng, 4-6 tuần tưới nước một lần lại cung cấp oxy vào ban đêm......
 
Năm Ất Tỵ 2025 hợp với tuổi nào?
(Tieudung.vn) Năm 2025 có mệnh ngũ hành là Hỏa, nạp âm Phú Đăng Hỏa, tức là “Lửa đèn dầu”....
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
4.88057 sec| 889.195 kb