Thứ 6, 22/11/2024, 03:08 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Vì sao cần bỏ thớt nhựa đã có nhiều vết cắt?

Vì sao cần bỏ thớt nhựa đã có nhiều vết cắt?
(Tieudung.vn) - Thớt nhựa cần phải được thay mới thường xuyên mới đảm bảo vệ sinh, nhất là khi mặt thớt xuất hiện nhiều vết cắt.

Đây là lý do bạn nên vứt bỏ thớt nhựa cũ

Vì sao cần bỏ thớt nhựa đã có nhiều vết cắt?

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Thớt nhựa có bề mặt trơn nhẵn, có thể dội nước sôi lên để cọ rửa mà không lo hỏng nên không ít người cho rằng nó tốt hơn, an toàn hơn so với thớt gỗ.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Đại học Wisconsin, Mỹ, thớt nhựa chứa nhiều vi khuẩn hơn rất nhiều lần so với thớt gỗ. Kết luận này được đưa ra sau khi các chuyên gia thí nghiệm nuôi cấy vi khuẩn Salmonella trên những chiếc thớt mới được sử dụng. Sau đó, họ dùng giẻ rửa bát để làm sạch thớt với xà phòng và nước nóng.

cho thấy, vi khuẩn ít phát triển và nhân bản rộng trên thớt gỗ ngay cả khi để qua đêm. Vi khuẩn bị hút xuống dưới bề mặt thớt, nơi chúng không thể sinh sôi được. Thậm chí thớt gỗ cũ có rãnh sâu cũng có mức độ vi khuẩn tồn tại thấp.

Nhưng thớt nhựa lại khác. Cho dù đã được làm sạch bằng xà phòng, nước nóng và khử trùng đến vài lần, vi khuẩn vẫn sống sót và sinh sôi nảy nở trên bề mặt. Đặc biệt, ở các rãnh của thớt nhựa cũ, dù được khử trùng bằng thuốc tẩy clo thì vẫn có vi khuẩn sót lại. Đây là lý do bạn nên vứt bỏ thớt nhựa cũ.

Các tác giả nghiên cứu trên khuyên nên sử dụng thớt gỗ thay vì thớt nhựa, và phải vệ sinh thớt ngay sau khi sử dụng. Những chiếc thớt đã quá cũ, bị mòn hoặc nhiều vết cắt cần được thay mới để đảm sức khỏe của bạn, gia đình.

Cách sử dụng và bảo quản thớt nhựa

Vì sao cần bỏ thớt nhựa đã có nhiều vết cắt?

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Mỗi gia đình nên sử dụng tối thiểu hai cái thớt dành cho việc chế biến sống và thực phẩm chín. Bạn có thể đánh dấu hoặc mua những chiếc thớt có màu sắc khác nhau. Việc này sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo các loại bệnh nhiễm khuẩn gây hại cho sức khỏe.

Không sử dụng cả 2 mặt của thớt vì một mặt của thớt thường sẽ tiếp xúc với nền nhà, kệ bếp,... dễ nhiễm khuẩn và bị vấy bẩn gây nhiều loại bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm.

Hạn chế sử dụng thớt đã ẩm mốc hoặc xuất hiện nhiều vết cắt chồng chéo vì các loại vi khuẩn cũng như ký sinh trùng dễ sinh sôi và phát triển trên thớt gây mất vệ sinh cho thức ăn của bạn.

Để khử trùng vệ sinh sạch sẽ cho thớt, bạn nên dùng nước sôi hoặc nước muối và rửa lại bằng nước sạch, lau bằng khăn giấy khô vì khăn lau bếp thường là nơi trú ẩn của nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Tags:
4.7 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.06300 sec| 803 kb