Có nhiều loại thớt trên thị trường với các chất liệu khác nhau như thớt gỗ, thớt nhựa, thớt bằng kính… Theo nhiều nghiên cứu, trên bề mặt của thớt có thể chứa nhiều vi khuẩn như E.coli, Salmonella và Campylobacter (các vi khuẩn gây tiêu chảy và bệnh đường ruột) có thể lây lan từ thớt sang thức ăn và khi cơ thể hấp thụ sẽ gây bệnh. Do đó cần phải biết vệ sinh thớt đúng cách để an toàn cho sức khỏe.
Làm sạch thớt bằng chanh và muối
Bạn có thể vệ sinh thớt bằng cách sử dụng chanh và muối. Nguồn ảnh: Internet
Bạn nên ngâm thớt trong nước muối nóng để khử trùng. Việc này có hiệu quả diệt vi khuẩn và tránh lây nhiễm vi trùng sang các loại thực phẩm khác mà bạn chuẩn bị thái, cắt cho bữa ăn gia đình.
Sau đó, bà nội trợ vắt nước chanh đều trên bề mặt thớt và rắc muối vào những chổ có nước chanh. Bạn nên chọn muối có hạt thô vì chúng giúp chà sát bề mặt thớt. Bạn có thể dùng bột nở để thay thế cho muối.
Dùng miếng chanh đã cắt chà sát trên bề mặt thớt theo hình tròn để hỗn hợp chanh và muối hòa tan làm sạch thớt. Rửa lại bằng nước sạch, dùng khăn khô và giấy để thấm nước trên bề mặt thớt.
Làm sạch thớt bằng oxy già
Sau khi thái cá và thịt trên thớt gỗ, nên vệ sinh thớt ngay. Dùng dung dịch oxy già 3% xịt lên thớt để khử trùng nhằm tẩy sạch những vi khuẩn nguy hiểm thường có trong các loại thịt động vật. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch và lau khô.
Ngăn ngừa nhiễm bẩn thực phẩm khi dùng thớt
Sử dụng thớt không đúng cách sẽ gây ra tình trạng nhiễm bẩn thực phẩm, gây đau bụng và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Vì vậy, để phòng tránh thực phẩm bị nhiễm khuẩn bạn cần lưu ý như sau:
Nên dùng thớt nhựa làm từ cao su hoặc nhựa cứng để đảm bảo vệ sinh.
Khi dùng thớt gỗ cần thường xuyên vệ sinh và khử trùng sạch sẽ.
Dùng dầu khoáng hay sáp ong để lau sạch bề mặt thớt 2 - 3 lần/tháng.
Sử dụng các loại thớt khác nhau đối với từng thực phẩm sống, chín.
Chọn các loại thớt khác màu giúp bạn dễ dàng phân biệt khi sử dụng.
Vứt bỏ thớt bị xây xước hoặc quá bẩn.