Thứ 2, 25/11/2024, 23:05 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững

Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững
(Tieudung.vn) - Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững trong hệ thống phân phối hiện đại không thể một sớm một chiều, riêng của ai mà cần từ cơ chế, nỗ lực của doanh nghiệp, ý thức của người tiêu dùng mới có thể làm được…

Ngày 1/8, tại Hà Nội, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Văn phòng Sản xuất và Tiêu dùng bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (Đài Tiếng nói Việt Nam) tổ chức diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất, bền vững trong hệ thống phân phối hiện đại”.

Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững

Dưới sự điều phối của Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững Trịnh Quốc Vũ các diễn giả đã có nhiều về sản xuất, phân phối, tiêu dùng bền vững. Ảnh: Khắc Kiên

Tại Diễn đàn, các diễn giả cùng tập trung thảo luận và phân tích trao đổi làm rõ việc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững; nguyên nhân còn tồn tại một số hạn chế về sản xuất, phân phối sản phẩm thân thiện môi trường đến với ; giải pháp duy trì thói quen, hành vi tiêu dùng bền vững từ người tiêu dùng...

Bên cạnh đó, những bài học quốc tế trong việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững; vai trò của việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng hay những đề xuất, kiến nghị về thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng cũng sẽ được các chuyên gia chia sẻ và trao đổi.

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia Lê Triệu Dũng cho biết, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, vấn đề phát triển bền vững, cụ thể là sản xuất và tiêu dùng bền vững luôn được Việt Nam quan tâm, duy trì và thúc đẩy phát triển.

Có thể thấy, sản xuất và tiêu dùng bền vững là xu hướng thiết thực và bắt buộc đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế - . Trong quá trình này, doanh nghiệp và người tiêu dùng là hai chủ thể có vai trò quan trọng và có sự tương tác qua lại chặt chẽ với nhau.

Khảo sát năm 2023 của Nielsen IQ cho thấy, 49% người tiêu dùng mang túi riêng, sử dụng túi tái chế; 47% chỉ mua đồ cần thiết, tránh lãng phí; 45% người tiêu dùng có ý thức phân loại rác tái chế và tiết kiệm điện.

Nghiên cứu cũng chỉ rõ, sự kỳ vọng của người tiêu dùng với doanh nghiệp về những sáng kiến và hành động thiết thực nhằm cải thiện môi trường. Theo đó, 38% người tiêu dùng đánh giá sáng kiến và hành động thiết thực của doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường là cực kỳ quan trọng.

Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững

Nhiều chính sách và giải pháp đã được chia sẻ. Ảnh: Khắc Kiên

Còn khảo sát về xu hướng tiêu dùng xanh từ góc nhìn của người tiêu dùng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh của Intage Việt Nam cũng cho thấy, tiêu dùng xanh đang trở thành vấn đề tất yếu. Họ nhận thức được sự cần thiết của các hoạt động bảo vệ môi trường và thay đổi hành vi, thói quen để có các tác động tích cực và bảo vệ môi trường.

Thời gian qua, để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 889/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030.

Trong đó nhấn mạnh việc thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, khuyến khích phát triển nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện môi trường, có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tảng đổi mới và phát triển các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Ngoài ra, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua vào tháng 6-2023, trong đó bổ sung quy định, chính sách về thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Tuy nhiên, việc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững vẫn còn một số hạn chế về sản xuất, phân phối sản phẩm thân thiện môi trường đến với người tiêu dùng, về duy trì thói quen, hành vi tiêu dùng bền vững từ người tiêu dùng...

Do đó, theo Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) Đỗ Tiến Sỹ bày tỏ, trước thách thức ô nhiễm môi trường ngày một trầm trọng, nhiều quốc gia trên thế giới đã chủ động thay đổi chiến lược phát triển, hướng đến một nền kinh tế bền vững - nền kinh tế tuần hoàn. Việc chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính sang mô hình kinh tế tuần hoàn là cần thiết, để hướng đến nền kinh tế phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng, ít carbon vững mạnh và cạnh tranh.

“Sản xuất xanh, tiêu dùng bền vững là yêu cầu tất yếu, không thể thiếu và là xu thế chung toàn cầu hiện nay. Theo các chuyên gia kinh tế, xu hướng tiêu dùng của các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới đã thay đổi. Họ không chỉ quan tâm đến mẫu mã, chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm đến vấn đề phát thải khí nhà kính” - ông Đỗ Tiến Sỹ nhấn mạnh.

Tags:
4.7 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.19955 sec| 823.133 kb