Những sai lầm khi ăn khoai tây
Ăn khoai tây kết hợp với trứng gà
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Khoai tây và trứng gà khi kết hợp với nhau trong một món ăn cũng dễ làm tăng hàm lượng cholesterol xấu gây ra béo phì, mà béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch chuyển hóa. Ngoài ra khi sử dụng khoai tây bằng cách này sẽ mang đến rất nhiều các tác hại khác về mặt sức khỏe.
Ăn khoai tây đun nấu quá lâu ở nhiệt độ cao
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoai tây khi được nấu ở nhiệt độ >120 độ C sẽ sản sinh ra một chất gọi là acrylamide, được tìm thấy nhiều trong nhựa, keo, thuốc nhuộm và khói thuốc lá có khả năng dẫn tới một số loại ung thư nguy hiểm.
Ngoài ra, acrylamide cũng là một chất độc thần kinh, có thể gây ra các biến đổi về gene và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Các sản phẩm như khoai tây chiên hay khoai tây chiên kiểu Pháp đều có chứa hàm lượng acrylamide tương đối cao. Vì vậy, tốt nhất bạn nên hạn chế hoặc tránh sử dụng các sản phẩm này.
Ăn củ khoai tây có vỏ màu xanh
Khoai tây có vỏ màu xanh là do chúng đã tiếp xúc với ánh mặt trời rất nhiều, vì vậy mà chúng chứa nhiều chất diệp lục. Chất diệp lục là một chất vô hại nhưng ở trong khoai tây, nó lại sản sinh ra một chất khác là glycoalkaloid (hay còn gọi là solanine) – một chất giúp bảo vệ củ khoai khỏi nấm, vi trùng, sâu bệnh và động vật ăn vỏ. Cho nên, ăn khoai tây có vỏ màu xanh có thể khiến người ăn bị ngộ độc, gây ra một số vấn đề về đường tiêu hóa và hệ thần kinh.
Ăn khoai tây bị héo
Nhiều người có thói quen mua với số lượng lớn khoai tây để sử dụng trong một thời gian dài, tuy nhiên, cần lưu ý rằng khoai tây nếu để quá lâu có thể trở nên độc hại cho cơ thể. Khoai tây để lâu, vỏ sẽ bị nhăn và mềm. Ngoài ra, khoai tây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài có thể làm tăng tốc độ sản xuất solanine gây hại cho bạn.
Nếu khoai tây đã bị héo, cách tốt nhất là bạn nên loại bỏ những củ khoai tây này.
Ăn khoai tây mọc mầm
Để chống lại nấm và sâu bệnh, khoai tây sẽ tự tạo ra chất diệt trùng và chống nấm tự nhiên là solanine và chaconine. Ở điều kiện bình thường, 100g khoai tây có chứa 10mg chất solanine và chaconine, không thể gây ngộ độc. Tuy nhiên, khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng những chất này sẽ tăng cao, có thể gây ngộ độc khi ăn phải.
Sau khi ăn khoai tây mọc mầm, nếu ăn với hàm lượng ít, bạn có thể gặp phải những vấn đề nhẹ về đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Trong trường hợp nặng, bạn có thể bị mê sảng, sốt theo cơn, ảo giác, hạ thân nhiệt, tê liệt, thở chậm,…
Ăn khoai tây được bảo quản trong tủ lạnh
Không ít người thường bảo quản khoai tây trong tủ lạnh, tuy nhiên đây là một thói quen sai lầm. Nguyên nhân là do khi được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ dưới 7 độ C, tinh bột trong khoai tây sẽ được chuyển thành đường, mất đi độ ngon ban đầu và không còn giữ được những dưỡng chất một cách trọn vẹn.
Để bảo quản khoai tây, tốt nhất bạn nên để cất giữ khoai tây ở nơi khô và tối như gầm tủ bếp, tầng hầm, tránh xa ánh sáng và độ ẩm. Ngoài ra, bạn cũng không nên rửa khoai trước khi bảo quản hay đặt chúng ở gần trái cây như lê, chuối, táo vì những loại quả này thường tiết ra chất ethylene, khiến khoai tây nảy mầm sớm hơn.
Cách ăn khoai tây đúng và tốt cho sức khỏe
Khoai là một loại thực phẩm linh hoạt, có thể chế biến thành nhiều món ngon như luộc, chiên, nướng, nghiền, làm súp… Tuy nhiên, để ăn khoai tây đúng và tốt cho sức khỏe, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
Chọn khoai nguyên củ, không bị mầm hay xanh. Mầm và vỏ xanh của khoai tây có thể chứa nhiều solanine gây ngộ độc. Nếu thấy mầm hay vỏ xanh, bạn nên gọt bỏ phần đó và ngâm khoai trong nước muối để giảm solanine.
Gọt vỏ và ngâm khoai trong nước trước khi chế biến để giảm hàm lượng acrylamide, đây là một chất gây ung thư sẽ được sản sinh ra khi có điều kiện nhiệt độ cao trong quá trình chiên hoặc nướng.
Ăn khoai vào buổi sáng hoặc buổi trưa để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tránh ăn khoai vào buổi tối vì có thể gây đầy bụng và tích tụ mỡ.
Nên ăn kết hợp với các loại rau xanh hoặc trái cây để bổ sung vitamin và chất xơ cho cơ thể. Điều này giúp cân bằng lượng đường trong máu và kiểm soát cân nặng hiệu quả.