Chủ nhật , 24/11/2024, 04:16 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Những thực phẩm để lâu trong bếp sẽ sinh ra độc tố

Những thực phẩm để lâu trong bếp sẽ sinh ra độc tố
(Tieudung.vn) - Dưới đây là những thực phẩm sinh ra độc tố khi được bảo quản ở gian bếp bạn cần lưu ý.

Gừng

Củ gừng thường được mua tích trữ trong căn bếp của nhiều gia đình, nhưng nếu để quá lâu thì nó cũng thể bị thối, hỏng. Điều đáng lo ngại là nhiều người thấy gừng bị thối liền dùng dao cắt bỏ đi phần hỏng rồi tiếp tục sử dụng. Nhưng dù cho gừng có được đun sôi lên thì độc tố vẫn có thể tích tụ lại, nếu ăn vào lâu ngày còn gây hại cho cơ quan gan, đường ruột.

Những thực phẩm để lâu trong bếp sẽ sinh ra độc tố

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Sữa chua hết hạn

Khi đi mua sữa chua, nhiều người sẽ dễ bị thu hút bởi lời mời chào từ quầy sữa chua . Đây thường là những loại sữa chua đã gần hết hạn sử dụng nên được rao bán với giá rẻ hơn. Nó sẽ chỉ phù hợp với những người đang cần dùng sữa chua ngay chứ nếu bạn mua về mà để lâu trong tủ lạnh thì sữa chua sẽ đến ngày hết hạn và bị hỏng.

Mặc dù sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn nhưng việc ăn nó khi đã hết hạn có thể gây tiêu chảy, đau bụng. Do đó, nếu thấy sữa chua đã hết hạn thì nên vứt ngay chứ không nên tiếc rẻ mà cố ăn tiếp, dù cho bạn có bảo quản trong tủ lạnh.

Trứng có vết lốm đốm dày đặc trên vỏ

Trứng là một loại quen thuộc mà bất kỳ nhà nào cũng có sẵn. Đặc biệt, bạn có thể nhận biết mức độ tươi của quả trứng thông qua lớp vỏ bên ngoài. Nếu vỏ trứng bên ngoài xuất hiện nhiều vết lốm đốm dày đặc thì chứng tỏ là nó đã bị mốc và có biểu hiện thối, hỏng. Đừng cố tiếc rẻ mà đập ra ăn nếu không muốn rước bệnh vào thân.

Khoai tây mọc mầm

Khoai tây mọc mầm bạn cần bỏ ngay tức thì không tiếc. Ăn khoai tây mọc mầm có thể dẫn tới tử vong vì khi khoai già và mọc mầm, việc chuyển hóa thành các loại đường trong quá trình thúc đẩy sinh trưởng của mầm khoai sinh ra alcaloit.

Người ngộ độc alcaloit ít có thể gây các vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Nhưng ngộ độc nặng gây mê sảng, ảo giác, đau đầu, hạ thân nhiệt, đau bụng, thậm chí tử vong.

Do đó, bạn không nên ăn khoai tây mọc mầm và có mảng màu xanh, héo, sâu. Bởi dù khoét mầm, bạn vẫn không thể loại bỏ được alcaloit. Khi ăn nên chọn khoai tây mới rỡ, tươi ngon.

Lưu ý, khoai lang, hành mọc mầm không sinh ra độc tố. Bạn có thể gọt bỏ phần mọc mầm trong khoai lang, ngâm trong nước muối loãng trong vòng 30 phút trước khi sử dụng.

Dưa chuột đắng

Dưa chuột là loại quả nhiều người yêu thích của nhiều gia đình. Dưa chuột chứa nhiều nước, chất xơ tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, dưa chuột chứa tới 90% nước nên dễ thối, hỏng. Vị đắng của quả dưa chuột là do cucurbitacin vốn có ở thân cây. Với liều lượng nhỏ cucurbitacin giúp lợi tiểu, tốt cho cơ thể nhưng hàm lượng cao có thể gây ngộ độc. Cucurbitacin ở quả dưa đắng không gây chết người nhưng tốt nhất không nên ăn vì khiến sẽ bạn khó tiểu, tiểu nhiều gây mất nước.

Khi ăn dưa chuột, tốt nhất bạn nên chọn dưa tươi, ngon, không ăn dưa đắng, xốp, héo. Bạn có thể ngâm dưa chuột trong nước muối 3-5 phút để loại bỏ nhựa của quả này.

Tương tự các loại bí, mướp, bầu có vị đắng bạn cũng không nên ăn vì có thể ngộ độc Cucurbitacin.

Lạc, gạo mốc

Bạn tuyệt đối không ăn lạc và các loại ngũ cốc khác bị mốc, đặc biệt, không rửa đi để ăn lại. Bởi nấm mốc của ngũ cốc sinh ra độc tố aflatoxin, độc tố này có khả năng gây ung thư gan.

Độc tố này không bị hủy bởi nhiệt hay qua việc làm sạch. Mức độ ảnh hưởng của nấm mốc aflatoxin phụ thuộc vào những yếu tố như tuổi tác, , mức độ, thời gian phơi nhiễm, sức miễn dịch, chế độ ăn uống và các yếu tố môi trường.

Độc tố không nhìn được bằng mắt thường, vì vậy, nếu thấy gạo ngả màu, ngô, lạc mốc bạn nên bỏ ngay tránh đưa độc tố này vào cơ thể.

Tags:
5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.97888 sec| 818.852 kb