Thứ 2, 16/09/2024, 06:19 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Nên tắt điều hòa trước khi ra ngoài bao lâu là hợp lý?

Nên tắt điều hòa trước khi ra ngoài bao lâu là hợp lý?
(Tieudung.vn) - Nhiều người thường có thói quen tắt điều hòa sau đó ra khỏi phòng luôn, đây là một thói quen vô cùng có hại cho sức khỏe cũng như lãng phí điện.

Tại sao nên tắt điều hòa trước khi ra khỏi phòng một thời gian?

Nên tắt điều hòa trước khi ra ngoài bao lâu là hợp lý?

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Khi chúng ta ở trong phòng điều hòa, cơ thể dần thích nghi với môi trường này, nếu bạn đột ngột bước ra ngoài ngay, nhiệt độ môi trường bên ngoài và trong phòng chênh lệch nhau, đặc biệt vào những ngày thời tiết đỉnh điểm, gay gắt. Nếu sự chênh lệch nhiệt độ lớn có thể gây ra hiện tượng sốc nhiệt (khó thở, ảo giác, mất phương hướng, hôn mê,..) ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.

Ngoài ra, việc tắt điều hòa khi không sử dụng sẽ cho phép điều hòa có thời gian được nghỉ ngơi, giúp tăng tuổi thọ cho điều hòa và đặc biệt còn giúp gia đình bạn tiết kiệm được một lượng điện năng hao phí đáng kể, bạn sẽ không còn lo lắng về hóa đơn tiền điện hàng tháng của gia đình mình tăng cao.

Ra ngoài bao lâu nên tắt máy điều hòa?

Như nói ở trên thì chúng ta không nên ra khỏi phòng khi mới tắt điều hòa. Vậy, chúng ta nên tắt điều hòa trước khi ra khỏi phòng bao nhiêu phút thì hợp lý.

Theo các chuyên gia, khi chúng ta có dự định đi ra ngoài thì tốt nhất nên tắt điều hòa trước khoảng 10 phút, đồng thời nên mở cửa sổ và cửa chính để không khí được đối lưu. Điều này giúp cơ thể dần thích nghi với nhiệt độ môi trường hiện tại, ngăn ngừa cơ thể bị sốc nhiệt.

Một lưu ý nhỏ cho bạn đó là nếu bạn phải ra ngoài trong thời gian khá lâu, ngoài việc tắt điều hòa bằng điều khiển, bạn nên ngắt cả aptomat để có thể tiết kiệm được một lượng điện năng đáng kể.

Mẹo sử dụng điều hòa tiết kiệm điện

Không bật điều hòa 24/24

Đây là việc từ lâu đã được các chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo là không nên vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp cũng như làn da của chúng ta, đồng thời khiến thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng hơn, các chi tiết bên trong bị mài mòn gây giảm tuổi thọ sản phẩm.
 Không bật tắt điều hòa liên tục

Thói quen bật tắt máy lạnh liên tục không chỉ khiến bạn phải trả chi phí tiền điện nhiều hơn, mà còn khiến cho thiết bị nhanh chóng xuống cấp bởi mỗi khi bật để máy lạnh khởi động thì thiết bị sẽ cần rất nhiều điện để khởi chạy máy nén và quạt.

Sử dụng tính năng hẹn giờ bật/tắt 

Trên hầu hết các thiết bị điều hòa hiện nay đều được trang bị tính năng hẹn giờ bật/tắt, tuy nhiên lại có rất ít người dùng chú ý và sử dụng tính năng cực kì đáng giá này. Việc cho thiết bị tự động tắt trong một khoảng thời gian nhất định không chỉ tốt cho giấc ngủ của bạn mà còn giúp cho bạn giảm đi đáng kể lượng điện năng tiêu thụ trong suốt một tháng đấy.

Tắt công tắc điện của điều hoà

Hầu hết người dùng đều nghĩ rằng việc tắt điều hoà bằng điều khiển là đủ, tuy nhiên, trên thực tế, nếu bạn chỉ tắt máy bằng điều khiển mà không tắt nguồn cấp điện cho thiết bị thì máy lạnh vẫn sẽ hoạt động cầm chừng và tiêu tốn khoảng 15W (tùy thuộc vào từng dòng sản phẩm). Vậy nên nếu muốn tiết kiệm tối đa chi phí tiền điện thì bạn nhất định phải chú ý đến chi tiết này.

Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý

Nhiệt độ càng thấp sẽ càng khiến điều hoà tốn nhiều điện hơn. Theo đó, nếu muốn làm mát một không gian nào đó thì cần phải có một khoảng thời gian nhất định vật nên việc chúng ta hạ nhiệt độ "kịch sàn" hoàn toàn không giúp cải thiện tình hình ngay lập tức mà chỉ khiến công suất thiết bị bị đẩy lên hết mức, gây hao tốn điện năng tiêu thụ mà thôi.

Tags:
4.4 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.16541 sec| 813.078 kb