Thứ 6, 22/11/2024, 04:35 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Miếng ngậm nướu chứa hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng IQ của trẻ

Miếng ngậm nướu chứa hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng IQ của trẻ
(Tieudung.vn) - Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho biết, miếng ngậm nướu có chứa chất BPA phá vỡ nội tiết ảnh hưởng đến phát triển của trẻ.

Miếng ngậm nướu chứa chất BPA độc hại

trên báo An Ninh Thủ Đô, các nhà nghiên cứu tại Hiệp hội Hóa học Mỹ đã phân tích 59 miếng ngậm nướu cho bé thường được bán ở Hoa Kỳ, và tìm thấy 100% có chứa Bisphenol A (BPA), Bisphenol S (BPS) hoặc Bisephenol F (BPF), paraben và các chất kháng khuẩn triclosan và triclocarban. BPA - một hóa chất được tìm thấy trong bao bì nhựa, có liên quan đến béo phì, ung thư và stress ở trẻ.

Mô tả ảnh
 Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, miếng ngậm nướu sẽ có nguy cơ phá hủy nội tiết do chứa chất BPA. Ảnh minh họa

BPS - một hóa chất thay thế BPA gây rối loạn nội tiết. Paraben thường được sử dụng như một chất bảo quản trong miếng ngậm nướu dưới dạng nước hoặc gel để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Triclosan và triclocarban là chất kháng khuẩn sử dụng phổ biến được tìm thấy trong các loại xà phòng diệt khuẩn gây ra các nội tiết tố.

Nói tới chất BPA, báo Kiến Thức đưa tin, hóa chất làm rối loạn nội tiết có trong hàng ngàn sản phẩm dùng hàng ngày, từ đồ đựng thức ăn bằng nhựa hay kim loại đến bột giặt, chất làm chậm cháy, đồ chơi và mỹ phẩm…

Những hóa chất này, chẳng hạn như PBDE có trong chất làm chậm cháy, BPA trong chai nhựa cứng, phthalates trong chai đựng nước đều là những hóa chất vô hình gây rối loạn thần kinh và rối loạn hành vi như tự kỷ, tăng động giảm chú ý…

Hóa chất này còn ảnh hưởng đến cả chỉ số IQ của trẻ, ảnh hưởng đến hormone, gây ung thư, tiểu đường, vô sinh ở bé trai và lạc nội mạc tử cung ở bé gái.

Miếng ngậm nướu có thể làm răng mọc sai lệch

Trước đó, báo Tuổi Trẻ đưa tin, theo các chuyên gia răng miệng, khi trẻ mọc răng, lợi bị kích thích dễ gây ngứa, chảy nước dãi, nhiều trẻ còn bị sốt, tiêu chảy hoặc viêm lợi do không được vệ sinh sạch sẽ. Tất cả triệu chứng thường thấy khi trẻ mọc răng, ngứa lợi gây khó chịu, quấy khóc là biểu hiện nhẹ nhất và tốt nhất là không nên can thiệp.

Biểu hiện đó chỉ xuất hiện chừng 2-3 ngày là khỏi, nhưng nếu cho trẻ ngậm nướu rồi thành quen, ngậm lâu sẽ dẫn đến hiện tượng răng mọc sai lệch, sau này răng sẽ hô.

Việc ngậm nướu giả, cắn nhai thường xuyên sẽ khiến xương hàm phát triển mạnh, trong khi kích thước răng thường là do di truyền, không thay đổi, khiến răng mọc không khớp, răng- hàm chênh nhau.

Do đó, khi trẻ bắt đầu có răng và biết nhai, phụ huynh nên quan tâm cho trẻ ăn nhiều chất xơ. Nhai thức ăn sẽ giúp xương hàm của trẻ phát triển tự nhiên chứ không bị kích thích quá mạnh, vênh hẳn so với kích thước răng như việc ngậm nướu giả liên tục.

Mô tả ảnh
Cha mẹ không nên cho con ngậm miếng nướu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Ảnh minh họa

Ngoài ra, cũng theo các chuyên gia, việc để trẻ ngậm vú giả nhiều, mút tay, mút môi, cắn môi nhiều sẽ khiến răng trẻ mọc chệch choạc, không kiểm soát được. Mút ngón tay nhiều có thể làm răng cửa hàm trên mọc chìa ra ngoài, làm thưa răng, dễ bị gãy khi va chạm.

Khi mút ngón tay, má hóp lại làm răng hàm của hàm trên bị ép lại và nằm ở phía trong của răng hàm dưới, làm sai lệch khớp cắn, gây đau khớp thái dương hàm và khớp cắn hở. Đặc biệt, khi răng hàm trên và răng hàm dưới không chạm vào nhau còn khiến lưỡi bị đẩy ra phía trước nên trẻ phát âm khó khăn.

Tags:
4.7 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.20279 sec| 807.68 kb