Thứ 2, 25/11/2024, 23:10 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Gạo Thái đội lốt gạo Việt

Gạo Thái đội lốt gạo Việt
(Tieudung.vn) - Gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm gạo mang nhãn mác, bao bì Thái Lan được bày bán tràn lan ở khắp các chợ lớn nhỏ, hệ thống siêu thị và cả những cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ. Tuy nhiên,...

Mô tả ảnh
Gạo Việt được "thay áo" để thành gạo Thái - ảnh Báo Đất Việt

...Qua tìm hiểu thì đây thực chất là gạo Việt được sản xuất tại Đồng bằng sông Cửu Long chứ không phải là gạo nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan. Vậy đâu là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải “thay áo” cho gạo Việt để thành gạo Thái?

Thứ nhất, việc làm trên của các doanh nghiệp đã đánh trúng vào tâm lý của người Việt Nam. Tâm lý sính hàng ngoại từ lâu đã ăn sâu vào tâm thức mua sắm của người Việt Nam, đại đa số vẫn nghĩ hàng ngoại thì chắc chắn là sẽ tốt hơn hàng nội.

Nắm bắt được điều này,các nhà kinh doanh đã cải trang gạo Việt thành gạo Thái để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng nội địa và sau đó là thu lợi lớn nhờ việc nâng giá bán sản phẩm.

Thứ hai, việc các chuỗi siêu thị lớn của Việt Nam như Big C và Metro rơi vào tay các ông chủ người Thái cũng là một nguyên nhân. Như đã biết, sau khi mua lại các chuỗi siêu thị trên, các Thái Lan đã ồ ạt đặt lên các kệ hàng trong siêu thị trên nhiều mặt hàng sản xuất tại quốc gia mình, đồng thời họ cũng loại dần rồi ngừng kinh doanh các sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Vì vậy, để có thể đường đường chính chính đem sản phẩm của mình vào lại các siêu thị trên là việc làm bất khả thi với các doanh nghiệp Việt Nam. Như vậy, nguyên nhân của việc cải trang gạo Việt thành gạo Thái cũng không còn quá khó để giải thích.

Cuối cùng, đó là việc mặt hàng gạo nói riêng và các mặt hàng khác của chúng ta nói chung chưa được kiểm tra, quản lý chất lượng một cách chặt chẽ và nghiêm túc. Trong khi đó, người Thái lại rất chú trọng vào công tác kiểm định sản phẩm. Họ đầu tư rất nhiều vào trang thiết bị, tuyển chọn nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho việc này nên đã tạo ra niềm tin lớn cho khách hàng.

Việc các nhà nhập khẩu gạo thế giới không tin tưởng công tác kiểm định trong nước, buộc các doanh nghiệp Việt phải gửi mẫu gạo sang tận Băng- Cốc để người Thái kiểm định giúp là một hồi chuông đáng cho công tác kiểm định của chúng ta.

Bên cạnh đó, thời gian qua nhiều vụ lạm dụng hóa chất trong sản xuất, kinh doanh gạo nói riêng và các sản phẩm khác nói chung đã bị phanh phui, rồi vấn nạn , hàng kém chất lượng vẫn tồn tại khiến cho niềm tin của người tiêu dùng về hàng Việt Nam lung lay dữ dội.

Thiết nghĩ chúng ta nên có giải pháp xây dựng giá trị cho thương hiệu gạo Việt, hoạch định chính sách nông nghiệp, mà muốn được như vậy thì phải cần phối hợp, sự chung tay góp sức của nhiều cơ quan ban ngành.

Có như vậy thì may ra người nông dân mới có thể sống được nhờ vào việc trồng lúa, các doanh nghiệp có thể kiếm lợi mà không cần phải đi “thay áo” cho gạo Việt nữa!

Tags:
3.8 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.37881 sec| 807.336 kb