Thứ 6, 11/10/2024, 10:04 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cẩn trọng trước chiêu lừa bán điện thoại 2G "đội lốt" 4G

Cẩn trọng trước chiêu lừa bán điện thoại 2G "đội lốt" 4G
(Tieudung.vn) - Trong bản tin tuần vừa qua, Cục An toàn thông tin (ATTT) - Bộ Thông tin & Truyền thông, tiếp tục cảnh báo một số hình thức lừa đảo trực tuyến đáng chú ý.

Lừa bán 2G "đội lốt" 4G

Lợi dụng chính sách cắt sóng 2G và nhu cầu đổi điện thoại từ 2G sang 4G của người dân, đa số là người cao tuổi có nhu cầu sử dụng điện thoại 4G phím bấm, một số đối tượng đã lừa người dân mua thiết bị 2G "đội lốt" 4G, giá 400.000-500.0000 đồng/máy.

Với hình thức trên, các đối tượng sử dụng mạng hoặc gặp trực tiếp để tiếp cận, lừa bán điện thoại giả 4G cho người dùng.

Cẩn trọng trước chiêu lừa bán điện thoại 2G "đội lốt" 4G

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Kẻ lừa đảo đăng bài rao bán điện thoại di động 4G giá rẻ. Không chỉ vậy, một số đối tượng còn rao bán smartphone 3G qua sửa chữa với lời rao “3G hay 4G đều xài thoải mái” với giá chưa đến 1 triệu đồng.

Sau khi bán sản phẩm, các đối tượng xóa tài khoản bán hàng hoặc chặn tài khoản của người mua trên mạng xã hội.

Không ít người dùng ham rẻ, thiếu kiến thức đã mua điện thoại của các đối tượng lừa đảo, đến khi lắp SIM mới phát hiện mua phải thiết bị 2G. Ngoài ra, smartphone 3G cũng nằm trong diện không sử dụng được khi chuyển lên sóng 4G sắp tới.

Do người dùng rất khó phân biệt đâu là điện thoại cơ bản (feature phone) hỗ trợ 4G, Cục ATTT khuyến cáo người dân lựa chọn các địa chỉ uy tín, không mua những mặt hàng trôi nổi trên mạng xã hội.

Người nên chọn mua tại các hệ thống cửa hàng uy tín như FPT Shop, CellphoneS, Viettel Store... để yên tâm 100% hàng hóa chính hãng, đúng như yêu cầu.

Trong trường hợp nghi ngờ bị lừa đảo, người dân cần ngay cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

Giả mạo shipper để chiếm đoạt tài sản

Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều đối tượng giả danh nhân viên giao hàng (shipper) của các thương hiệu uy tín để chiếm đoạt tài sản người dùng.

Với hình thức lừa đảo trên, các đối tượng gọi điện thoại cho người dân tự xưng là shipper, thông báo có đơn cần giao và yêu cầu chuyển khoản để thanh toán COD (hình thức trả tiền khi nhận hàng).

Sau khi người dân chuyển khoản thành công, các đối tượng thông báo do nhầm lẫn nên số tài khoản trên là số đăng ký thẻ hội viên shipper, khi chuyển tiền sẽ kích hoạt gói hội viên, mỗi tháng trừ 3,5 triệu đồng trong tài khoản.

Tiếp theo, chúng gửi cho người dân đường link đến trang Facebook, kèm số điện thoại giả mạo trung tâm vận chuyển để hủy đăng ký gói hội viên. Khi truy cập và nhập thông tin, người dân có nguy cơ bị đánh cắp tiền trong tài khoản ngân hàng.

Trước tình trạng trên, Cục ATTT khuyến cáo người tiêu dùng nâng cao ý thức cảnh giác khi thanh toán nhận hàng online.

Cụ thể, luôn xác minh thông tin dịch vụ hoặc chương trình khuyến mãi trực tiếp với đơn vị cung cấp qua số điện thoại hoặc địa chỉ chính thức. Đảm bảo giao dịch với các đơn vị chính thống, uy tín.

Ngoài ra, không chuyển tiền cho đối tượng yêu thanh toán trước khi nhận hàng hoặc trước khi đăng ký dịch vụ. Tuyệt đối không truy cập các đường dẫn gửi bởi đối tượng lạ.

Trong trường hợp nghi ngờ bị lừa đảo, người dân cần báo cáo ngay cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

Hàng loạt nân nhân bị lừa đầu tư trực tuyến

Ngày 14/8, cảnh sát Singapore cho biết trong chưa đầy 2 tháng đã xảy ra 897 vụ lừa đảo đầu tư tài chính. Các nạn nhân thiệt hại ít nhất 36 triệu USD do bị lừa đầu tư trên nhóm chat và mạng xã hội.

Đối tượng lừa đảo thường đưa nạn nhân vào nhóm chat trên Telegram, hoặc kết bạn trên mạng xã hội. Thủ đoạn của chúng là mạo danh người nổi tiếng hoặc nhân viên của các công ty có uy tín.

Trong vai thành viên nhóm chat, những kẻ lừa đảo cách đầu tư sinh lời, gửi ảnh chụp màn hình chứng minh các khoản lợi nhuận để dụ dỗ.

Sau khi nạn nhân "mắc bẫy" và liên hệ với kẻ lừa đảo, họ được giới thiệu một loạt kế hoạch đầu tư, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân như số tài khoản ngân hàng, họ tên và số điện thoại, đồng thời hướng dẫn chuyển tiền đầu tư vào tài khoản ngân hàng và PayNow.

Đáng chú ý, một số trang web hoặc ứng dụng đầu tư hiển thị lợi nhuận "ảo" để dẫn dụ nạn nhân. Đối tượng lừa đảo cũng tìm cách liên hệ qua Facebook, WhatsApp hoặc ứng dụng hẹn hò như Coffee Meets Bagel.

Trước thông tin trên, Cục ATTT khuyến cáo người dùng mạng xã hội thiết lập các tính năng bảo mật, chẳng hạn như không cho phép người lạ thêm vào nhóm chat, đặt giới hạn cho các giao dịch ngân hàng trực tuyến, bật xác thực 2 yếu tố.

Lưu ý rằng không có bất kỳ công ty đầu tư hợp pháp chủ động thêm người dùng vào nhóm chat để chia sẻ cơ hội đầu tư. Cần xác minh thông tin bằng cách đặt nhiều câu hỏi nhất có thể, từ đó hiểu thêm về cơ hội đầu tư và xác minh độ uy tín của công ty.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo, trước các thủ đoạn lừa đảo ngày càng phức tạp, người dùng cần thường xuyên cảnh giác, bảo vệ bản thân trên không gian mạng để tránh bị lừa chiếm đoạt tài sản. 

Tags:
4.4 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.61571 sec| 824.93 kb