Thứ 4, 26/06/2024, 16:55 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cách phòng, tránh sét khi xảy ra mưa giông

Cách phòng, tránh sét khi xảy ra mưa giông
(Tieudung.vn) - Khi gặp mưa giông, sấm sét, việc xử lý kịp thời và đúng cách có thể tránh được rủi ro không đáng có, giảm thiểu mất mát về người cũng như thiệt hại về vật chất. Dưới đây là cách phòng, tránh sét khi xảy ra mưa giông.

Cách phòng, tránh sét khi xảy ra mưa giông

Theo nghiên cứu của Viện Vật lý địa cầu, Việt Nam nằm ở tâm giông châu Á - một trong ba tâm dông trên thế giới, có hoạt động dông sét mạnh. Mùa dông ở Việt Nam tương đối dài, số ngày dông trung bình 100 ngày mỗi năm và số giờ dông trung bình là 250 giờ một năm.

Vì vậy, vào mùa mưa thường xuất hiện nhiều dông sét. Để đảm bảo an toàn cho bản thân, phòng tránh bị sét đánh trúng, chúng ta cần lưu ý:

Đầu tiên cần lưu ý là luôn theo dõi tin thời tiết trước khi tham gia các hoạt động ngoài trời. Nếu dự báo có dông bão, hãy hoãn chuyến đi hoặc đảm bảo nơi mình đến, nơi mình làm việc có nơi trú ẩn an toàn thích hợp. Tránh những nơi có nguy cơ sét đánh cao. Luôn theo dõi trạng thái bầu trời và có biện pháp phòng tránh sét ngay khi thấy có những biểu hiện có khả năng xảy ra dông, sét như mây cuồn cuộn từ phía xa, bầu trời tối đi, gió tự nhiên mát hơn và thổi mạnh hoặc nghe tiếng sấm từ xa.

Cách phòng, tránh sét khi xảy ra mưa giông

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

- Khi đang ở trong nhà

+ Nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng trừ trường hợp rất cần thiết.

+ Nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có giông gần xảy ra. Với các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền. Nên tránh xa các đường dây này và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là 1m. Cần rút ăng ten ra khỏi ti vi khi có dông.

- Nếu đang ở ngoài trời

+ Tuyệt đối không dùng cây cối làm chỗ trú mưa, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, xe máy, hàng rào sắt…

+ Nên tìm chỗ khô ráo, nếu xung quanh có cây cao hơn thì nên tìm chỗ thấp, tìm vị trí cây thấp. Người ở vị trí càng thấp càng tốt, tay ôm cổ, phần tiếp xúc của người với mặt đất là ít nhất; nhón chân, không được nằm xuống đất. Đặc biệt, không đứng thành nhóm người gần nhau, hãy tản ra nếu bạn đang ở trong một nhóm đông.

+ Nếu như bạn cảm thấy tóc bị dựng lên (như cảm giác điện khi sờ tay trước mặt ti-vi) thì điều đó có nghĩa là có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào, lập tức cúi ngồi xuống và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất.

Cách sơ cứu nạn nhân bị sét đánh

Khi gặp người bị sét đánh, nếu nạn nhân hôn mê thì cần kiểm tra xem còn thở hay không. Nếu ngừng thở, cần tiến hành hồi sinh tim phổi ngay lập tức.

- Đặt nạn nhân nằm ngửa.

- Tiến hành hồi sức hô hấp miệng-miệng: Lấy tay bịt mũi nạn nhân, hít một hơi thật sâu. Sau đó ngậm kín miệng của nạn nhân, thổi một hơi dài rồi buông ra để nạn nhân thở ra bình thường. Tiếp tục làm như vậy khoảng 2 lần.

- Ép tim ngoài lồng ngực: Xác định 1/3 dưới xương ức. Đặt hai tay lên vị trí vừa xác định và ép liên tục khoảng 30 lần với tần số khoảng 100 lần/phút, ép sâu khoảng 3-5cm.

- Luân phiên thổi ngạt-ép tim như vậy với tỷ lệ 2 lần thổi ngạt và 30 lần ép tim đến khi có nhân viên y tế đến hỗ trợ và có các trang thiết bị thiết yếu.

- Phải cố định cột sống cổ, lưng cho bệnh nhân trong trường hợp nghi ngờ có vết thương trên đầu hoặc vùng cổ sưng nề có máu tụ.

- Những vết bỏng trên người nạn nhân nếu có phải để khô tự nhiên, không được bôi bất cứ loại thuốc mỡ, thuốc lá dân gian nào để tránh nhiễm trùng.

- Nếu nạn nhân bị cháy sém giày, quần áo do sét đánh thì phải tách vải khỏi vết thương. Tháo các vật trang sức trên cơ thể để không bị tì vào vết thương.

- Không cho nạn nhân ăn, uống khi tình trạng không tỉnh táo, chấn thương và bị nôn.

- Lưu ý, sau khi cấp cứu, sơ cứu, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Tags:
4.7 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.09979 sec| 806.414 kb