Thứ 6, 03/05/2024, 12:17 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Bảo vệ hàng Việt: Người Việt cần làm gì?

Bảo vệ hàng Việt: Người Việt cần làm gì?
(Tieudung.vn) - Kể từ lúc Big C Việt Nam “lọt” vào tay người Thái, cũng là lúc hàng hóa mang nhãn Thái Lan ồ ạt đặt mình lên kệ, song song với đó hàng Việt Nam có nguy cơ bị “hất cẳng”.

Quá rõ ràng khi Thái Lan làm khó hàng việt Nam tại Big C trong thời gian vừa qua, hàng Thái, người Thái đang “nắm đằng chuôi” số phận của Hàng Việt. Khi mà có quá nhiều những điều “gây khó dễ” kể từ lúc Thái Lan “lên ngôi”.

Điều này sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh tranh gay gắt hơn, buộc các doanh nghiệp phải hoạt động tốt hơn, phục vụ tốt hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn, làm cho môi trường kinh doanh của mình tốt hơn.

Vì vậy, hàng Việt muốn tồn tại, điều quan trọng nhất chính là phải đoàn kết và liên kết nhau lại.

Hàng hóa Thái Lan bày bán tại Big C Hoàng Văn Thụ (Q.Phú Nhuận)
Hàng hóa Thái Lan bày bán tại Big C Hoàng Văn Thụ (Q.Phú Nhuận).

Trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh vụ hàng Việt bị làm khó tại hệ thống siêu thị Big C, một số chuyên gia cho rằng ngoài sự tham gia của các hiệp hội ngành hàng, chính các doanh nghiệp phải biết liên kết thay vì mạnh ai nấy thương lượng với nhà bán lẻ.

Ông Vũ Quốc Chinh (giảng viên ĐH Kinh tế, chuyên gia ):

Cần đoàn kết trong thương lượng

Khi một hệ thống siêu thị điện máy bán cổ phần cho Thái Lan, người ta nhìn thấy các loại máy lạnh, thiết bị điện tử nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia... nhiều hơn. Các sản phẩm sản xuất ở VN không còn chỗ đứng áp đảo như trước. Đó là điều khó tránh khỏi, bởi những nhà phân phối lớn cũng là những nhà sản xuất, nhà cung cấp..., họ cũng muốn bán được hàng 
của mình.

Người nắm hệ thống phân phối sẽ là người quyết định đến đầu ra của sản phẩm. Tuy nhiên, nhà bán lẻ vẫn cần hàng hóa để bày bán, có những mặt hàng không thể thay thế như sản phẩm sản xuất tại chỗ, hàng đặc sản, hàng tiêu thụ nhanh... Do đó, các doanh nghiệp cần phải nâng cao tiếng nói của mình trong khâu đàm phán, thương lượng thông qua hiệp hội hoặc liên kết để cử ra những chuyên gia đàm phán giỏi nhằm bảo vệ lợi ích.

Ông Hồ Minh Chính (chuyên gia đào tạo bán hàng):

Đừng quá phụ thuộc vào kênh siêu thị

Vấn đề chiết khấu luôn là cuộc chơi của siêu thị, nếu Doanh nghiệp yếu thế khó mà thương lượng được. Việc doanh nghiệp tuyên bố không bán hàng trong siêu thị chỉ giải quyết được phần ngọn. Nếu không bán hàng Việt nữa, nhà bán lẻ sẽ bán hàng nước khác.

Tuy nhiên theo tôi, kênh phân phối truyền thống còn rất nhiều tiềm năng, doanh nghiệp có thể triển khai tốt nếu hỗ trợ tích cực các điểm tạp hóa, chợ... với chi phí quảng bá sản phẩm thấp, đồng vốn quay nhanh, có lợi hơn nhiều thay vì bán hàng vào siêu thị phải ngâm vốn và chiết khấu cao...

Tags:
3.8 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.01214 sec| 805.805 kb