Chủ nhật , 24/11/2024, 17:21 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Ăn bao nhiêu gói mì tôm trong tuần thì không hại sức khỏe?

Ăn bao nhiêu gói mì tôm trong tuần thì không hại sức khỏe?
(Tieudung.vn) - Mì tôm là thực phẩm được nhiều người ưa chuộng nhưng bạn cần chú ý ăn một cách hợp lý.

Nên ăn bao nhiêu mì ăn liền trong 1 tuần?

Ăn bao nhiêu gói mì tôm trong tuần thì không hại sức khỏe?

Bạn cần ăn một lượng mì tôm hợp lý để không hại sức khỏe. Nguồn ảnh: Internet 

Bàn luận về vấn đề mì ăn liền, ThS.BS Trần Ngọc Lưu Phương - Trưởng đơn vị Tiêu hóa can thiệp, Nguyễn Tri Phương cho biết, hiện nay chưa có nghiên cứu nào xác định tần suất tối thiểu và tối đa của việc ăn thức ăn chế biến sẵn như mì ăn liền trong một tuần. Trung bình một gói mì ăn liền cung cấp khoảng 400kcal, tức là 1/6 nhu cầu năng lượng hàng ngày của bạn. Tuy nhiên, ăn mì tôm thì hệ tiêu hóa mất thời gian nhiều hơn, khó khăn hơn trong việc xử lý loại thức ăn này.

Bên cạnh đó, việc ăn mì ăn liền thường xuyên sẽ dẫn đến thiếu chất xơ khiến bạn bị táo bón, rối loạn tiêu hóa, cơ thể thải độc kém hơn bình thường nên có thể tạo cảm giác khó chịu cho bạn. Ngoài ra, nếu ăn mì tôm trong những ly, tách, bát bằng nhựa không tốt (có chứa Phthalates) sẽ dễ dẫn đến rối loạn nội tiết. Trẻ ăn nhiều mì có thể bị dậy thì sớm, rất nguy hiểm.

Vì thế, để đảm bảo hợp lý cho nhu cầu dinh dưỡng cũng như an toàn cho sức khỏe, ThS.BS Trần Ngọc Lưu Phương khuyến cáo người dân chỉ sử dụng những sản phẩm đóng gói này 1 - 2 lần/tuần là tối đa.

Ăn mì tôm đúng cách để không hại sức khỏe

Trụng mì tôm trước khi nấu

Thay vì chế nước sôi vào mì tôm và chờ trong vài phút, sau đó thưởng thức mì, bạn hãy đổ nước đầu đi để sợi mì dai và giòn hơn. Mì tôm thường được chiên qua dầu trước khi đóng gói, do đó việc trụng qua một lần nước sôi cũng sẽ giúp bạn loại bỏ chất béo có trong dầu chiên.

Ăn mì tôm với rau củ, thịt, trứng, hải sản…

Mì tôm sẽ thêm đậm đà và thơm ngon nếu được kết hợp với rau củ, trứng, cá loại thịt như , thịt bò, thịt gà, hải sản hay đơn giản chỉ là chả cá, xúc xích, chả giò...

Bên cạnh đó, trong mì tôm thường ít chất xơ, protein và khoáng chất. Nếu phải thường xuyên ăn mì tôm, cơ thể bạn sẽ thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết. Do đó, bạn nên kết hợp mì tôm với rau củ, trứng và thịt để bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Chỉ sử dụng nửa gói gia vị có sẵn

Sợi mì tôm đã có chứa một lượng muối nhất định giúp sợi mì giòn và đậm đà hơn. Do đó, khi chế biến mì tôm, bạn nên hạn chế sử dụng cả gói gia vị có sẵn, chỉ nên dùng một nửa hoặc 2/3.

Gói gia vị có sẵn ngoài muối thì có một lượng bột ngọt giúp tăng vị ngon ngọt cho nước dùng mì. Bạn cũng nên lưu ý không nên cho gói gia vị trước rồi đổ nước sôi sau mà hãy làm ngược lại, đổ nước sôi trước rồi mới nêm gia vị để hạn chế bột ngọt bị biến đổi chất khi gặp nước sôi, gây biến vị mì và có thể sinh chất độc.

Chỉ ăn mì và không húp nước mì tôm

Nước mì tôm rất hấp dẫn nhưng cũng chứa một lượng kha khá dầu ăn và muối. Nếu không muốn bị tích mỡ và thừa muối trong cơ thể, bạn đừng nên tiếc mà hãy đổ nước mì đi.

Ăn nhiều trái cây sau khi ăn mì tôm

Ăn nhiều trái cây và uống nhiều nước sau khi ăn mì tôm giúp cơ thể chuyển hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, và đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Nhờ ăn trái cây và uống nước sau khi ăn mì tôm, bạn sẽ hạn chế hiện tượng sinh nhiệt, nổi mụn và béo bụng.

Tags:
5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.30555 sec| 823.047 kb