Thứ 5, 12/09/2024, 00:35 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Thời của những gian hàng số

Thời của những gian hàng số
(Tieudung.vn) - Gian hàng số lên ngôi, thay thế dần những cửa hàng mặt phố là minh chứng rõ nét cho thấy thương mại điện tử (TMĐT) tiếp tục là phương thức mua bán hiện đại được DN và người tiêu dùng lựa chọn.

Đây là một trong những lĩnh vực tiên phong và trở thành đầu tàu trong sự phát triển của nền kinh tế số Việt Nam.

Bùng nổ xu hướng mua - bán online

Việc mua và bán qua hình thức online giờ đã không còn lạ lẫm với người Việt Nam. Với số lượng người truy cập lớn được coi là tiềm năng cho các nhà kinh doanh và cả .

Hợp tác xã Tuổi trẻ 26/3 là đơn vị đi đầu trong phát triển các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) của huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Giám đốc Hợp tác xã Tuổi trẻ 26/3 Nguyễn Văn Tuấn cho biết: “Hợp tác xã hiện có gần 20 sản phẩm các loại được chào bán trên các trang web, mạng .

Thời của những gian hàng số

Xu hướng mua bán trực tuyến ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Ảnh: Công Hùng

Trong đó, sản phẩm tỏi đen, trà hoa đu đủ đực, mận sấy dẻo đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao trở lên đang bán rất chạy trên các sàn Lazada, Tiki và Shopee. Việc đưa sản phẩm lên sàn TMĐT đã giúp hợp tác xã mở rộng thị trường, thêm cơ hội giới thiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương tới người tiêu dùng trên khắp mọi miền. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2024, hợp tác xã đã bán trên 1 tấn tỏi đen, 300 hộp trà hoa đu đủ, 0,5 tấn mận sấy dẻo, doanh thu tăng thêm 10%”.

Sau hơn chục năm thuê mặt bằng trên phố Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội) để kinh doanh , năm 2022, chị Trần Minh Dương (Đống Đa, Hà Nội) đã chuyển hẳn sang kinh doanh online tại nhà để bắt kịp xu hướng tiêu dùng.

“Bán hàng online trên các nền tảng xã hội giúp chúng tôi tiếp cận được nhiều tệp khách hàng khác nhau; không chỉ bán hàng cho người dân ở nội thành mà còn bán hàng cho một lượng lớn khách trên khắp tỉnh, thành trên toàn quốc với cả 2 hình thức bán sỉ và bán lẻ. Mừng nhất là, tôi còn cắt giảm được một khoản tiền lớn mỗi năm chi trả thuê mặt bằng đắt đỏ, nhờ vậy doanh thu cũng tăng lên đáng kể”- chị Trần Minh Dương .

Đáng chú ý, từ năm 2023 đến nay, nhiều hình thức mua sắm mới được phát triển mạnh mẽ, điển hình là xu hướng livestream (bán hàng phát trực tiếp) và bán hàng đa kênh đã đem lại doanh thu khổng lồ cho các nhà bán hàng chuyên nghiệp.

Điều này có thể nhận thấy rõ ràng trong xu hướng mua sắm dịp lễ, Tết vừa qua, trong khi các cửa hàng, chợ truyền thống đã giảm nhiều số lượng người mua, nhưng dịch vụ giao hàng cho các sàn TMĐT lại phải làm việc hết công suất để phục vụ nhu cầu đặt hàng, mua sắm online của người tiêu dùng.

Chị Nguyễn Hồng Hà (Long Biên, Hà Nội), là một nhân viên văn phòng, công việc khá bận rộn, không có nhiều thời gian để đi mua sắm nên mua hàng online là thói quen của chị những năm gần đây.

“Thực sự rất tiện lợi khi có thể mua hàng bất cứ , khi nào, mà không cần phải đến trực tiếp cửa hàng. Nhờ mua sắm online, mà tôi đã biết đến và lựa chọn được một số thương hiệu, shop uy tín trên khắp cả nước chuyên về đồ gia dụng, quần áo, mỹ phẩm… với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn” – chị Hồng Hà cho biết.

Tương tự, chị Đỗ Thị Phương Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, kể từ sau đại dịch Covid-19, gia đình chị mua hàng online thường xuyên hơn. Việc mua sắm online đã giúp chị tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại và đáp ứng tương đối nhu cầu của các thế hệ sinh sống trong một gia đình. Chất lượng hàng hóa, giá cả và dịch vụ hỗ trợ thanh toán của nhiều gian hàng số cũng rất hợp lý.

Không riêng chị Hà, chị Hoa, nhiều người tiêu dùng ở Hà Nội cũng như các địa phương khác đã thay đổi cách mua sắm. Họ ngày càng quan tâm đến các TMĐT như: Lazada, Shopee, Sendo, Tiki... nhiều hơn. Thực tế, trên các thông minh, laptop của người tiêu dùng đã phổ biến các app mua sắm trực tuyến nói trên. Điều này cho thấy, TMĐT đã và đang phát triển mạnh mẽ, góp phần không nhỏ vào quá trình số hóa của nền kinh tế.

Để thương mại điện tử bứt phá

Nhận định về xu hướng và sự bùng nổ của xu hướng mua bán online, chuyên gia kinh tế - TS Vũ Vinh Phú nhận định: hàng loạt cửa hàng mặt phố đóng cửa, nhiều trung tâm thương mại ảm đạm đã phản ánh rõ nét xu hướng lên ngôi của các kênh mua sắm mới.

“Trước đây, người dân thường mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng thuận tiện về giao thông nên mặt bằng tại các phố trung tâm lên ngôi với giá đắt đỏ. Cùng với đó, giá các mặt hàng bán ra cũng khá cao do giá thuê nhà thường được tính vào chi phí bán hàng. Nhưng bây giờ, chỉ cần ngồi nhà, người tiêu dùng có thể chọn mua hàng trực tuyến dễ dàng với giá cả và chất lượng cạnh tranh hơn rất nhiều” – TS Vũ Vinh Phú đánh giá.

Còn theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), xã hội số đang dần hiện hữu khi mà ở đó diễn ra hầu hết các hoạt động mua bán, đa dạng dòng sản phẩm từ bình dân đến cao cấp phục vụ hàng ngày của người dân.

Nếu với cách kinh doanh truyền thống như trước đây sẽ mất nhiều chi phí ban đầu khi xây dựng cửa hàng thì với kinh doanh online chi phí bỏ ra cho đầu tư kho hàng, lên sàn TMĐT tiết kiệm và hiệu quả hơn đáng kể. Không thể phủ nhận những giá trị, lợi ích mà loại hình kinh doanh online mang lại, song phương thức này cũng gặp phải không ít vấn đề bất cập.

Đó là tình trạng , nhái, kém chất lượng tràn lan trên các kênh bán hàng online. Trong khi đó, việc quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trong quá trình lưu thông cũng rất phức tạp.

Theo đánh giá của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) thị trường TMĐT tại Việt Nam đã hình thành các hệ thống cung ứng dịch vụ, bao gồm dịch vụ nền tảng công nghệ hỗ trợ giao dịch TMĐT, hệ thống thanh toán trực tuyến an toàn, các dịch vụ marketing, truyền thông tiếp thị trực tuyến, dịch vụ chuyển phát...

Sự kết nối và chia sẻ của các hệ thống cung ứng dịch vụ ngày càng giúp tối ưu quy trình liên kết giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, là những nền tảng tốt để TMĐT có thể tiếp tục phát triển trong năm 2024.

Tuy nhiên, hiện nay, những vấn đề liên quan đến bảo đảm nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa; bảo đảm an toàn, thông tin cá nhân; hạ tầng logistics TMĐT chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng của thị trường, niềm tin của người tiêu dùng trong giao dịch trực tuyến… vẫn là những bài toán cần tìm thêm phương án của TMĐT Việt Nam.

Để từng bước hóa giải những thách thức, đưa TMĐT phát triển bứt phá ngay trong năm 2024, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) Lê Hoàng Oanh cho biết: Cục đã và đang thực hiện các giải pháp xuất xứ sản phẩm, chống hàng giả, , xây dựng thương hiệu trực tuyến và tiếp thị sản phẩm trên môi trường điện tử.

Bên cạnh đó, Cục triển khai mô hình Flagship Store - Gian hàng địa phương trên các sàn TMĐT, nhằm cung cấp các giải pháp đồng bộ giúp DN nhỏ và vừa ở các địa phương phân phối các sản phẩm thông qua nền tảng số, thu hẹp khoảng cách vùng miền. Song song đó, Cục duy trì chương trình hỗ trợ DN xuất khẩu qua TMĐT xuyên biên giới Go Export nhằm hỗ trợ các DN Việt Nam tiếp cận và xuất khẩu thành công các sản phẩm trong nước qua nền tảng TMĐT lớn trên thế giới.

Từ những ngày khái niệm "thương mại điện tử" còn khá xa lạ với người tiêu dùng, trong những năm qua Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc ở mức 16 - 30%/năm. Năm 2024, TMĐT dự kiến tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 18 - 20%/năm. Dự báo doanh thu và sản lượng bán ra trên các sàn bán lẻ trực tuyến B2C (giao dịch giữa DN với người tiêu dùng) Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, có thể đạt 650.000 tỷ đồng trong năm nay.

Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) Lê Hoàng Oanh

Tags:
4.1 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.12672 sec| 810.039 kb