Thứ 5, 21/11/2024, 15:36 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Hiệu quả từ mô hình sử dụng NPK Cà Mau của nông dân

Hiệu quả từ mô hình sử dụng NPK Cà Mau của nông dân
(Tieudung.vn) - Sáng ngày 22/10 vừa qua tại Cà Mau, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã tổ chức thành công hội thảo tổng kết mô hình sử dụng NPK Cà Mau kết hợp cùng Hội Nông dân tỉnh Cà Mau.

Sự kiện nhằm đánh giá kết quả sử dụng sản phẩm NPK Cà Mau qua 04 mô hình trình diễn trong năm 2024, thu hút sự tham gia của nhiều đại biểu và đông đảo nông dân tiêu biểu.

Hiệu quả từ mô hình sử dụng NPK Cà Mau của nông dân

Toàn cảnh buổi hội thảo 

Tham dự hội thảo có ông Huỳnh Quốc Hùng – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Cà Mau, bà Trần Thị Quyết – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh, ông Đỗ Hoàng Tuấn – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Cà Mau; Về phía Phân Bón Cà Mau có ông Nguyễn Duy Hải – Giám đốc Nhà máy Đạm Cà Mau, ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Giám đốc Nhà máy Đạm Cà Mau và ông Lâm Văn Thông – Phó Giám đốc Sản phẩm Mới. Đặc biệt, hội thảo còn có sự hiện diện của 50 nông dân tiêu biểu từ các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả từ mô hình sử dụng NPK Cà Mau của nông dân

Ông Huỳnh Quốc Hùng - CT Hội Nông dân tỉnh Cà Mau phát biểu cảm ơn Phân bón Cà Mau đồng hành cùng Hội và bà con

Tại hội thảo, các nông dân tham gia mô hình trình diễn đã về kết quả sử dụng NPK Cà Mau trên đồng ruộng của mình. Bốn hộ nông dân tham gia trải nghiệm đến từ các vùng khác nhau của tỉnh, bao gồm ông Phạm Long Giang (ấp Đá Bạc A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời), ông Mạc Văn Huynh (ấp Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau), ông Nguyễn Đồng Khởi (ấp Lung Dừa, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau) và ông Phạm Hữu Chí (ấp 8, xã Khánh Hội, huyện U Minh). Sau thời gian áp dụng các giải pháp canh tác do các kỹ sư Phân Bón Cà Mau cùng việc sử dụng NPK Cà Mau, các hộ đều đạt được năng suất cao hơn so với các hộ lân cận và so với vụ thu hoạch các năm trước.

Hiệu quả từ mô hình sử dụng NPK Cà Mau của nông dân

Ông Nguyễn Duy Hải - Giám đốc Nhà máy Đạm Cà Mau phát biểu

Đáng chú ý theo , hộ ông Phạm Long Giang đã đạt sản lượng 6,4 tấn/ha với giống lúa ST, thu về 167 triệu đồng trên diện tích 1,9 ha. Những hộ nông dân khác cũng ghi nhận mức tăng đáng kể về năng suất lúa, khẳng định hiệu quả của phân bón NPK Cà Mau trong điều kiện canh tác tại các vùng đất khác nhau thuộc tỉnh Cà Mau.

Hiệu quả từ mô hình sử dụng NPK Cà Mau của nông dân

Nông dân chia sẻ, trao đổi cùng các kỹ sưu của Phân Bón Cà Mau

Phát biểu tại hội thảo, ông Lâm Văn Thông – Phó Trưởng Ban Sản phẩm Mới của Phân Bón Cà Mau chia sẻ: “Sự hợp tác giữa Phân Bón Cà Mau và Hội Nông dân tỉnh Cà Mau đã mang lại những kết quả đáng khích lệ, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, đem lại thu nhập cao hơn cho bà con. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng nông dân trong việc phát triển nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững hơn.”

Trước đó, vào ngày 11/10/2024, Công ty đã mời đại diện Hội Nông dân tỉnh Cà Mau, cùng các nông dân đến tham quan Nhà máy Đạm Cà Mau. Tại đây, bà con đã trực tiếp tìm hiểu về dây chuyền sản xuất hiện đại và quy trình công nghệ của công ty, từ đó thêm tin tưởng vào chất lượng thương hiệu Phân Bón Cà Mau.

Hiệu quả từ mô hình sử dụng NPK Cà Mau của nông dân

Bà con nông dân tham quan nhà máy Đạm Cà Mau

Hội thảo đã khép lại với những đánh giá tích cực từ nông dân và đại biểu. Sự kiện không chỉ là dịp tổng kết thành công của các mô hình trình diễn, mà còn mở ra những triển vọng hợp tác mới giữa Phân Bón Cà Mau và Hội Nông dân tỉnh Cà Mau trong tương lai. Mục tiêu chung là tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và đóng góp vào sự phát triển bền vững của nông nghiệp địa phương.

Tags:
4.4 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.10862 sec| 789.695 kb