“Nói đến phát triển bền vững, tôi quan tâm đến phát triển các hộ gia đình bền vững, về cả mặt môi trường, xã hội lẫn tài chính. Trong đó, mỗi thế hệ trong gia đình đều có nhận thức và hiểu biết sâu rộng hơn, đặc biệt về tài chính, vì chỉ khi có nền tảng tài chính vững chắc, chúng ta mới có thể quan tâm đến môi trường hay xã hội”, giáo sư (GS) Sumit Agarwal [MVT(1] chia sẻ với báo giới trong một cuộc gặp mới đây.
Ông là Giáo sư xuất sắc Low Tuck Kwong ngành Tài chính, Kinh tế và Bất động sản ở Đại học Quốc gia Singapore (NUS), đồng thời là Giám đốc Viện Tài chính xanh và bền vững NUS. Hiện ông đồng hành cùng Home Credit để xây dựng các chương trình phổ cập kiến thức và kỹ năng tài chính cho người dân các nước, trong đó có Việt Nam.
Gần 15 năm nỗ lực hướng đến đối tượng yếu thế
Theo GS Sumit Agarwal, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã triển khai phổ cập kiến thức tài chính, nhưng Home Credit gần như là công ty tài chính tiêu dùng đầu tiên và duy nhất cho đến nay thực sự chú trọng và đầu tư hợp tác cùng nhiều chuyên gia tài chính, kinh tế, giáo dục để thực hiện chương trình này đến từng quốc gia.
“Khi người dân có hiểu biết và sành sỏi [MVT(2] về tài chính, có thể họ sẽ không còn sử dụng dịch vụ của công ty tài chính tiêu dùng nữa. Home Credit hiểu rõ điều này nhưng vẫn lựa chọn một con đường bền vững. Tôi tin rằng họ đang xây dựng một mối quan hệ lâu dài với khách hàng, và khi khách hàng có lòng tin, họ sẽ ở lại với doanh nghiệp”, GS Agarwal nhấn mạnh.
Giáo sư Sumit Agarwal chia sẻ về các chương trình phổ cập tài chính tại buổi gặp mặt với báo giới tại TP Hồ Chí Minh
Thực tế, ông Jan Ruzicka, Giám đốc đối ngoại Tập đoàn Home Credit cho biết, suốt những năm qua, doanh nghiệp luôn dành 50% tổng ngân sách marketing cho các hoạt động phát triển bền vững (ESG), trong đó tâm điểm là chương trình phổ cập kiến thức tài chính toàn diện.
Đối tượng chính mà Home Credit hướng đến là những người ít hoặc chưa có cơ hội sử dụng dịch vụ của các ngân hàng truyền thống, đặc biệt ở vùng nông thôn, như những người nông dân, phụ nữ, trẻ em, những người yếu thế...
Do đó, doanh nghiệp định hướng giới thiệu kiến thức tài chính một cách thú vị và dễ hiểu, thông qua nhiều bài tập thực hành và xuyên suốt từng giai đoạn trải nghiệm dịch vụ cùng Home Credit. Công ty cũng triển khai hàng loạt hoạt động phối hợp cùng những người nổi tiếng, chương trình truyền hình, tận dụng các nền tảng mạng xã hội, cũng như phát triển các trò chơi trên ứng dụng riêng…
Đặc biệt, với những đối tượng ở vùng sâu vùng xa hay không có thiết bị công nghệ, Home Credit vẫn duy trì những hoạt động tại chỗ như các lớp học tài chính, hội thảo, hay đội ngũ nhân sự trực tiếp mang sách và tài liệu đến từng người dân.
Những con số đáng tự hào
Năm 2021, tổng cộng 109 triệu người khắp thế giới đã được tiếp cận những kiến thức và kỹ năng tài chính từ Home Credit. Riêng tại Việt Nam, doanh nghiệp này hướng đến đối tượng hơn 12 triệu khách hàng đang trực tiếp phục vụ, bởi phần lớn họ thuộc nhóm 69% người Việt trưởng thành không được hưởng dịch vụ từ ngân hàng truyền thống.
Là một công ty tài chính số hàng đầu, Home Credit đã tận dụng nhiều nền tảng kỹ thuật số để tiếp cận nhiều khách hàng hơn
Với phương châm cho vay có trách nhiệm và hàng loạt giải pháp hỗ trợ khách hàng, Home Credit luôn đứng đầu trong chỉ số đo lường sức khỏe thương hiệu suốt 3 năm qua ở Việt Nam. Mỗi tháng doanh nghiệp tài chính tiêu dùng này phát triển thêm khoảng 300.000 khách hàng mới. Mức độ yêu thích của khách hàng đối với dịch vụ cũng đạt mức 9-10 điểm theo khảo sát liên tục hàng tháng.
Nhưng điều đáng mừng hơn cả là tỷ lệ nợ xấu tại Home Credit luôn dưới mức 3%, thậm chí có thời điểm chỉ 2%. Đây là con số thấp nhất trong thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam, và cũng là kết quả đáng tự hào sau nhiều năm kiên trì phổ cập kiến thức và kỹ năng tài chính đến cộng đồng của doanh nghiệp.
Dẫu vậy, ông Jan Ruzicka vẫn thừa nhận quá trình này cần nhiều thời gian và nỗ lực từ cả đội ngũ Home Credit và đối tác là những chuyên gia hàng đầu và lực lượng tình nguyện viên. Trong đó, đo lường hiệu quả là điều cần thiết để xây dựng chiến lược đúng đắn cho các năm tiếp theo. Do đó, năm 2022, bên cạnh tiếp tục đẩy mạnh phổ cập kiến thức tài chính cho khách hàng, doanh nghiệp còn chú trọng củng cố kho dữ liệu về các chỉ số đo lường hiệu quả của các chương trình ESG.
Theo vị lãnh đạo Home Credit, dư địa thị trường tài chính tiêu dùng ở Việt Nam còn rất lớn với mức tăng trưởng những năm qua luôn ở mức 2 chữ số, có năm tăng 14-20%.
"Với Home Credit, chúng tôi lựa chọn làm một 'người chơi lâu dài' (long-term player) dù trong phổ cập kiến thức tài chính, trong ESG hay trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng tôi tin đây là chìa khóa để chúng tôi tồn tại qua mọi biến động của thị trường, mọi cuộc khủng hoảng và phát triển bền vững cùng xã hội", ông Jan Ruzcka nhấn mạnh.