Thứ 5, 21/11/2024, 23:57 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Tăng trưởng kinh tế - định hướng phát triển bền vững của Home Credit

Tăng trưởng kinh tế - định hướng phát triển bền vững của Home Credit
(Tieudung.vn) - Home Credit đặt ra mục tiêu giúp người dân dễ dàng tiếp cận tín dụng, hỗ trợ đối tác kinh doanh, từ đó đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Gồm 6 trụ cột tập trung vào 3 khía cạnh chính - môi trường, và quản trị, chính sách ESG là kim chỉ nam trong chiến lược phát triển bền vững của Home Credit. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính , Home Credit góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách tạo điều kiện phát triển ngành tiêu dùng, thành phần quan trọng trong GDP các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Giúp người dân tiếp cận vay tín dụng dễ dàng

Nền kinh tế toàn cầu đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Trong đó, khu vực "Châu Á mới nổi" (theo định nghĩa của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) đang đối mặt với nguy cơ rơi vào bẫy bất bình đẳng vì nhiều lý do: Những người có hoàn cảnh khó khăn càng trở nên căng thẳng sau đại dịch và mất dần khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng, buộc phải tìm đến những đơn vị cho vay bất hợp pháp. Trong bối cảnh nền kinh tế dần khởi sắc sau đại dịch, những vấn đề này là mối quan ngại cho Chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam.

Nhu cầu vay tiêu dùng của người dân Việt Nam

Nhu cầu vay tiêu dùng của người dân Việt Nam tăng cao trong những năm gần đây

Thực tế, những tổ chức tín dụng truyền thống như ngân hàng thường không thể hỗ trợ nhu cầu tài chính của người dân có thu nhập dưới chuẩn vay ngân hàng. Việc đòi hỏi lịch sử tín dụng hoặc tài sản thế chấp, tài sản bảo đảm cũng là rào cản khiến họ khó tiếp cận nguồn tài chính từ ngân hàng. Hậu dịch, gặp khó khăn kinh tế nhưng lại khó tiếp cận các khoản vay cá nhân từ ngân hàng, nhiều người phải tìm đến "tín dụng đen".

Trong bối cảnh này, các công ty tài chính tiêu dùng như Home Credit giữ vai trò trọng yếu trong chiến lược đảm bảo an toàn tài chính cho người dân. Tính đến nay, Home Credit có mặt ở khắp 63 tỉnh/thành phố, phục vụ gần 14 triệu khách hàng với ba sản phẩm chính là cho vay trả góp xe máy, cho vay trả góp đồ gia dụng - điện tử và cho vay trả góp tiền mặt.

Với định hướng là công ty tài chính tiêu dùng cho vay có trách nhiệm, doanh nghiệp mở rộng cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng chính thống cho nhiều đối tượng thông qua sản phẩm "mua trước trả sau", tạo điều kiện cho khách hàng chưa chứng minh khả năng tài chính có thể tiếp cận nguồn vốn cần thiết.

Home Credit còn mang đến nhiều trợ lực cho người dân Việt Nam giai đoạn hậu dịch thông qua việc điều chỉnh các khung lãi suất để giảm bớt áp lực tài chính cho các hộ gia đình và cá nhân, đặc biệt là khách hàng thu nhập thấp; điều chỉnh thời hạn thanh toán khoản vay. Trong năm 2020, Home Credit triển khai số hóa quy trình đăng ký và duyệt khoản vay không cần sử dụng hợp đồng giấy với thời gian rút gọn chỉ 3 phút, giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Home Credit

Home Credit hỗ trợ người dân tiếp cận vay tín dụng dễ dàng (Nguồn: Home Credit)

Hỗ trợ các đối tác bán lẻ địa phương

Song song với các chiến lược phát triển bền vững, việc đặt khách hàng làm trọng tâm cũng như lựa chọn đối tác kinh doanh có cùng định hướng là mục tiêu mà Home Credit hướng đến. Một trong những đối tác bán lẻ chiến lược của Home Credit là Thế giới di động, doanh nghiệp có mạng lưới cửa hàng dày đặc trên cả nước.

Ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO Thế giới di động nhận định cách đây 10 năm, khi chưa biết nhiều đến hình thức mua hàng trả góp, thì Home Credit và Thế Giới Di Động đã tiên phong triển khai hình thức "mua trước trả sau" trong ngành bán lẻ. Thông qua phương thức thanh toán linh hoạt này, người dân có cơ hội mua sắm nhanh chóng, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống.

"Đối với nhà bán lẻ như Thế Giới Di Động, đây là sản phẩm đem lại nhiều giá trị cho khách hàng, tạo điều kiện để người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận các sản phẩm mong muốn cũng như kích cầu ngành bán lẻ nói chung", ông khẳng định.

Ông Đoàn Văn Hiểu Em

Ông Đoàn Văn Hiểu Em đánh giá cao mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa thế giới di động và Home Credit

Trong những năm gần đây, Thế giới di động cùng Home Credit không ngừng đổi mới thông qua chuyển đổi số các chứng từ, thủ tục; triển khai nhiều sáng kiến và các gói dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, hướng đến mục tiêu đưa Việt Nam thành trọng yếu nhằm tối ưu hóa lợi ích cho khách hàng chung.

"Hơn một thập kỷ, Thế giới di động vẫn xem Home Credit là đối tác chiến lược và đây là đơn vị đang có thị phần gần như lớn nhất ở phân khúc doanh thu trả góp. Hai bên đưa ra sáng kiến số hóa hình thức trả góp từ năm 2020. Đây là một trong nhiều minh chứng cho thấy sự hợp tác chặt chẽ của nhà bán lẻ hàng đầu thị trường Việt Nam và đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính lớn, nhằm đem lại nhiều giá trị hơn nữa cho khách hàng", ông Hiểu Em nói thêm.

Hệ thống đối tác bán lẻ của Home Credit còn có các cửa hàng nhỏ, lẻ, chủ yếu phục vụ người dân địa phương. Việc sử dụng AI, Big Data và khoa học dữ liệu cùng với ứng dụng Home Credit và mô hình đa kênh giúp công ty hỗ trợ đối tác theo những cách mới và hiện đại, từ đó đồng hành chuyển đổi số hiệu quả.

Ông Jan Ruzicka

Ông Jan Ruzicka, Giám đốc Quản lý Danh tiếng của Tập đoàn Home Credit (ở giữa) - tại sự kiện gặp gỡ báo chí

"Bằng cách mang lại cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính cho mọi đối tượng, chúng tôi giúp người dân cải thiện cuộc sống. Hơn thế, chúng tôi cũng giúp đối tác bán lẻ và nhà sản xuất nâng cao doanh số bán hàng, gián tiếp góp phần tạo việc làm và đóng góp tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đó là trách nhiệm và văn hóa, cũng là một phần ‘ADN’ của chúng tôi", Ông Jan Ruzicka, Giám Đốc Quản lý Danh tiếng của Tập đoàn Home Credit chia sẻ.

Tags:
5 1 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.66488 sec| 816.523 kb