Giá mít non tăng cao được các thương lái săn lùng
Mít lá bàng được thu mua giá cao hơn các giống mít khác vì mít lá bàng nhiều thịt nên gọt đỡ mất công hơn. Giá mít non đôi khi còn cao hơn là mít chín.
Hơn nữa, mít non thu lúc nào cũng có thương lái tới mua, không sợ ế. Nhiều cây mít sai quả, nhà vườn cũng phải cắt bớt đi để cây tập trung nuôi những quả chính. Tùy vào từng cây, nhà vườn sẽ để số lượng quả phù hợp để chăm sóc cho chúng đến khi chín. Giá mít non hiện được nhiều thương lái thu mua ở mức 7.000 đồng/kg.
Những quả mít non này sẽ bán cho các nhà hàng, quán ăn để làm các món ăn như nhút hay gỏi… Theo tìm hiểu, mít non có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như gỏi mít non tôm thịt, mít non kho chay, mít non xào thịt, mít non muối chua hay canh mít non.
Không chỉ là nguyên liệu được chế biến thành nhiều món ăn ngon, các món ăn có mít non còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Măng nứa rừng đang được bán với giá từ 300-450 nghìn đồng/kg
Chỉ kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 âm lịch nên người dân vùng núi tranh thủ ngược rừng đi tìm “lộc” về, sơ chế để bán quanh năm.
Người dân trú tại xã Hoá Quỳ, huyện Như Xuân (Thanh Hoá) cho biết, cây nứa cùng họ với tre nhưng nhỏ hơn, thân nứa không cao. Từ tháng 6, khi những cơn mưa rào đổ xuống, xung quanh những bụi nứa già lại mọc lên tua tủa những mầm măng. Măng nứa tuy nhỏ nhưng giòn và ngọt, mọc hoang khắp trên các cánh rừng gần nhà.
Một buổi đi rừng, họ sẽ hái được từ 20-30kg măng tươi. Sau khi mang về, rửa sạch, luộc xong sẽ bán với giá 30-35 nghìn đồng/kg. Với những khách hàng ở xa, họ lại mang măng đi thuê người đóng túi, hút chân không rồi bán với giá 50 nghìn đồng/kg hoặc khía ra, mang phơi khô, bán với giá 330 nghìn đồng/kg.
Sở dĩ măng khô có giá cao như vậy là vì phải từ 13-15kg măng nứa tươi, sau khi luộc và phơi khoảng 3 ngày nắng to mới thu hoạch được 1kg măng nứa khô. Mỗi mùa măng là 3 tháng, người dân có thể thu hái và phơi được khoảng 300kg măng khô để bán quanh năm.
Giá bí đỏ ở Trà Vinh tăng cao
Nông dân ở ấp Nhuệ Tứ B, xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh chia sẻ: gia đình họ có 0,3ha đất chuyên canh màu; hàng năm thường trồng dưa leo, đậu đũa và khổ qua. Vụ màu đông - xuân năm 2022 - 2023, gia đình tham gia trồng bí đỏ và được doanh nghiệp thu mua với giá bao tiêu từ 5.000 đồng/kg, trở lên; nếu thị trường lên thì giá mua sẽ tăng. Trong 02 vụ liên tiếp, giá bí đỏ tăng cao (trên 7.000 đồng/kg), người trồng bí đỏ rất phấn khởi.
Ghi nhận từ các hộ trồng bí đỏ ở Hàm Giang, cho thấy với giá bí dao động ở mức 6.000 - 6.500 đồng là người trồng bí có lời. Các hộ trồng bí cho biết: ngoài thu nhập qua việc bán bí trái; người trồng còn thu nhập thêm việc bán bông bí, trung bình 1.000m2 trồng bí đỏ cho sản lượng bông từ 130 -150kg/vụ; giá bán 10.000 - 12.000 đồng/kg bông và người trồng bí thuê nhân công hái 5.000 đồng/kg.
Nông dân ở ấp Nhuệ Tứ A, xã Hàm Giang, cho biết: đây là vụ thứ 02 gia đình tham gia trồng bí đỏ trên diện tích 0,2ha. Qua đó, trong vụ thứ 02, đã thu hoạch 04 tấn trái với giá 8.000 đồng/kg và 350kg bông bí, giá 10.000 đồng/kg. Tổng thu nhập trên 35 triệu đồng, trong đó chi phí khoảng 20 triệu đồng.
Theo Hợp tác xã nông nghiệp Hàm Giang: Trong vụ màu đông - xuân 2023 - 2024, gia đình có liên kết với nông dân để trồng 03ha và thu mua theo giá thị trường; bình quân năng suất đạt 15 - 17 tấn trái/ha. Giá bí đỏ dao động từ 7.000 - 8.000 đồng/kg, người trồng có thu nhập 70 - 80 triệu đồng/ha/vụ.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Mít Thái tiếp tục tăng giá
So với cách nay khoảng 1 tháng, giá mít siêu sớm (mít Thái) và mít ruột đỏ (giống Indonesia) tăng thêm từ 10.000-12.000 đồng/kg và đang ở mức cao nhất trong hơn 3 tháng qua.
Giá tăng do các loại mít này được nhiều tiểu thương, doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua để xuất khẩu. Hiện giá mít Thái loại 1 (từ 9kg trở lên, đạt chuẩn xuất khẩu) được nông dân tại nhiều nơi bán cho thương lái và các vựa thu mua mít ở mức 42.000-43.000 đồng/kg; loại 2 (từ 7 đến dưới 9kg/trái) từ 21.000-22.000 đồng/kg, loại 3 là 12.000 đồng/kg.
Mức giá này đang cao gấp 4 lần so với hồi tháng 5-2024. Còn mít ruột đỏ Indonesia loại 1 (từ 8 kg/trái trở lên) có giá 50.000 đồng/kg, loại 2 (từ 6kg đến dưới 8 kg/trái) ở mức 40.000 đồng/kg và loại 3 (từ 4kg đến dưới 6kg/trái) ở mức 21.000 đồng/kg.
Giá cau cao gấp 10 lần năm ngoái
Thời điểm này, giá cau trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã chạm mốc 65.000 đồng/kg, cao gấp 10 lần so với năm ngoái.
Một nông dân ở xã Thanh Hoà (Thanh Chương, Nghệ An) trồng 500 gốc cau, trong đó, có 250 gốc đã cho thu hoạch, còn 250 gốc đang thời kỳ phát triển. Kể từ đầu vụ đến nay, gia đình họ đã bán gần 1 tạ cau quả, giá cau thời điểm đó là 52.000 – 55.000 đồng/kg.
Giá bán đầu vụ là 50.000 đồng/kg, song liên tiếp khoảng 1 tháng nay thì giá cau tăng mạnh, lên 55.000 đồng, 60.000 đồng và nay là 65.000 đồng/kg. So với năm ngoái là tăng gấp 8-10 lần.
Nếu như 2 năm trước, giá cau lao dốc, từ 12.000 đồng/kg từ đầu vụ, giữa vụ xuống còn 5.000 - 7.000 đồng và sau đó “chạm đáy” 2.000-3.000 đồng/kg vẫn không có người thu mua.
Người dân ở xã Cao Sơn, Anh Sơn cho biết: Nếu như năm 2021, giá cau cao kỷ lục, 1kg đạt 90.000 đồng/kg thì năm 2022, 2023 giá cau sụt giảm trầm trọng. Năm 2022, chỉ còn 5.000 đồng/kg mà cũng không bán được vì không có thương lái thu mua.
Thương lái chuyên thu mua cau, nông dân ở xã Khai Sơn, Anh Sơn cho biết, năm nay, giá cau neo cao từ đầu vụ và tăng dần theo từng ngày. Riêng tại Nghệ An, giá cau đang ở mức 60.000-65.000 đồng/kg (tùy loại). Giá cau đang ở mức cao nhưng nếu phía Trung Quốc ngừng thu mua lập tức sẽ hạ. Có năm đang thu mua với giá 70.000 đồng/kg nhưng chỉ vài ngày sau, xuống chỉ còn 5.000-7.000 đồng/kg.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Thanh long giảm 40-50% so với vụ trước
Một tuần qua, thanh long được bày bán nhiều trên các con đường ở TP Hồ Chí Minh với giá 10.000-15.000 đồng một kg, giảm 40-50% so với vụ trước.
Một người chuyên bán thanh long trên đường Phạm Ngũ Lão (Gò Vấp), nói thanh long ruột trắng đang có giá 10.000 đồng một kg, còn ruột đỏ là 15.000 đồng. Mức này giảm một nửa so với 3 tháng trước.
Ghi nhận tại các nhà vườn ở Bình Thuận và Tiền Giang cũng cho thấy giá thanh long đang giảm mạnh. Loại ruột trắng hiện được bán giá 7.000-12.000 đồng một kg, trong khi ruột đỏ dao động 8.000-15.000 đồng một kg (tùy loại).
Chủ một vườn thanh long ở Bình Thuận, cho hay vừa bán cả vườn (khoảng 5 tấn) với giá 8.500 đồng một kg, thu về gần 40 triệu đồng. Mức này đã giảm 36% so với mùa trước.
Nguyên nhân khiến giá thanh long giảm mạnh, theo thương lái chuyên thu mua thanh long ở Bình Thuận, là Trung Quốc giảm thu mua, trong khi mùa vụ lại bội thu.
Giá chuối mật mốc đang ở mức cao
Chuối mật mốc là một trong những cây trồng chủ lực của xã Tân Long (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị). Trung bình mỗi tháng nông dân ở thôn Xi Núc, xã Tân Long thu hoạch khoảng 2 – 3 tấn chuối quả. Thời điểm này những năm trước, giá chuối bán xô chỉ từ khoảng 3 – 4 nghìn đồng/kg, gia đình họ lãi không đáng kể.
Kể từ đầu tháng 6/2024 đến nay, giá chuối bắt đầu tăng lên, từ 5 – 5,5 nghìn đồng/kg và hiện đang đạt mức trên 8 nghìn đồng/kg. Giá chuối mật mốc mua chọn khoảng 12-15 nghìn đồng/kg.
Hiện tại, với 800 gốc chuối đang cho thu hoạch, mỗi ngày, họ bán được 8 – 10 buồng chuối, đút túi trên dưới 1 triệu đồng. Một đầu đầu nậu chuyên thu mua chuối tại chợ Tân Long cho biết, bình quân mỗi ngày bà thu mua từ 15 – 17 tấn chuối quả, cao nhất lên đến 21 – 22 tấn. Mỗi ngày, các đầu nậu tại khu vực chợ Tân Long thu mua khoảng hơn 100 tấn chuối quả.
Với giá chuối quả được thương lái thu mua dao động từ 8 – 8,5 nghìn đồng/kg, cao gấp hơn 2,5 lần so thời điểm này các năm trước thì trừ chi phí nông dân trồng chuối có thu nhập khá cao, lên đến trên 150 triệu đồng/ha.
Giá nấm rơm ở mức khá
Vụ Hè Thu này tại các huyện Vũng Liêm, Tam Bình, Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long nhiều nông dân tận dụng rơm để sản xuất nấm rơm. Giá nấm rơm ở mức khá nông dân có nguồn thu nhập tăng thêm đáng kể.
Theo Phòng Nông nghiệp- Phát triển nông thôn huyện Vũng Liêm, các tháng đầu năm, giá nấm tươi ở mức khá cao từ 50.000-70.000 đ/kg, nông dân sử dụng rơm trữ lại để ủ nấm, toàn huyện trên 1.400ha ủ nấm rơm, đạt trên 58% so kế hoạch, có trên 400 hộ tham gia trồng nấm.
Theo nông dân, rơm vụ Hè Thu chất lượng thấp hơn vụ Đông Xuân nhưng bù lại giá rẻ hơn. Theo đó, giá rơm tại ruộng giá chỉ từ 20.000-50.000 đ/công. Chi phí chủ yếu là việc thuê máy cuộn rơm trên đồng và vận chuyển về nơi sản xuất nấm.
Vụ này, mỗi công lúa có thể thu được từ 10-15 cuộn rơm. Nếu sản xuất ngoài trời quy mô lớn, bình quân, mỗi cuộn rơm có thể cho năng suất hơn 1kg nấm rơm. Hiện tại, giá nấm rơm từ 60.000-70.000 đ/kg khi người trồng bán lẻ đến người tiêu dùng.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Giá tằm lá sắn dao động chỉ từ 75-150 nghìn đồng/kg
Gọi là tằm lá sắn vì cũng là con tằm nhưng chúng ăn lá sắn để lớn và chuyên dùng để làm thực phẩm. Nhộng tằm, tằm chín là món ăn giàu dinh dưỡng, được dân gian dùng làm thuốc bổ, dùng cho trẻ suy dinh dưỡng, người suy nhược.
Giá của tằm lá sắn dao động chỉ từ 75-150 nghìn đồng/kg tuỳ mùa. Tuy nhiên, ít ai ngờ được rằng, trứng tằm lá sắn có giá lên đến hàng chục triệu đồng/kg. Sở dĩ trứng tằm lá sắn đắt đỏ như vậy là vì, chỉ cần 100g trứng có thể nuôi được 150-200kg tằm lá sắn thương phẩm. Đồng thời, để thu được 1kg trứng tằm phải cần đến 200kg tằm bố mẹ. Vì vậy, mỗi cân trứng tằm lá sắn được bán với giá từ 9-13 triệu đồng. Chủ cơ sở sản xuất trứng tằm lá sắn ở Phú Thọ cho biết, mỗi ngày xưởng của họ thu được 3kg trứng tằm.
Trứng sản xuất đến đâu được bán hết đến đó cho khắp các tỉnh thành với giá từ 9-13 triệu đồng/kg.Từ 100g trứng tằm sau khi nở, nuôi từ 15-25 ngày, tuỳ mùa, có thể thu hoạch từ 150-200kg tằm thương phẩm. Giá bán tằm thương phẩm từ 75-150 nghìn đồng/kg, có thể mang lại lợi nhuận gấp 10-15 lần.