Thứ 4, 11/09/2024, 20:49 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Tại sao giá thịt heo ở Mỹ rẻ hơn gấp 5 lần so với Việt Nam?

Tại sao giá thịt heo ở Mỹ rẻ hơn gấp 5 lần so với Việt Nam?
(Tieudung.vn) - Chăn nuôi heo tại Mỹ rất phát triển, năng suất cao và thị trường ổn định, do đó hiện nay giá thịt heo Việt Nam cao gấp 5 lần ở Mỹ.

Thời gian vừa qua, giá thịt lợn là một trong số những vấn đề rất được dư luận quan tâm, đặc biệt sau hàng loạt nỗ lực nhằm hạ nhiệt giá nhưng mặt hàng này vẫn neo ở mức giá cao, khiến người của người dân gặp không ít khó khăn.

Nhiều doanh nghiệp, chuyên gia cho biết, giá thịt lợn Việt Nam đang quá cao do dịch bệnh, còn tại Mỹ chăn nuôi ổn định nên hiện nay giá thịt lợn Việt Nam cao gấp 5 lần ở Mỹ. Và nguyên nhân khiến của Mỹ vào Việt Nam thời gian gần đây tăng mạnh với giá rẻ hơn vì khó vào Trung Quốc do chiến tranh thương mại nên "chảy" sang những thị trường khác, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết, chăn nuôi heo tại Mỹ rất phát triển, năng suất cao và thị trường ổn định. Người Mỹ nuôi heo chỉ ao ước lời 10 USD/con mà hiếm khi đạt được, trong khi Việt Nam hiện nay nuôi heo lời cả 100 USD/con, gấp 10 lần. Giá thành chăn nuôi heo của Việt Nam cao do năng suất thấp.

Tại sao giá thịt heo ở Mỹ rẻ hơn gấp 5 lần so với Việt Nam?

Giá Việt Nam cao gấp 5 lần ở Mỹ. 

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) mới đây về tình hình và công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi; nhập khẩu lợn và thịt lợn, trong 7 tháng đầu năm, có 130 doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hơn 93.248 tấn thịt lợn các loại, chủ yếu từ Canada, Đức, Ba Lan, Brazil, Mỹ, Tây Ban Nha và Liên bang Nga, tăng 223% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong khi đó, số liệu từ Cục Thú y cho thấy từ đầu năm đến hết ngày 2/8, cả nước phát sinh 914 ổ dịch tại 235 huyện thuộc 44 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn tiêu hủy là 39.000 con, tổng trọng lượng gần 2.000 tấn.

Nhiều chuyên gia lo ngại với mức giá thịt nhập khẩu chỉ khoảng 26.000-30.000 đồng/kg, thịt lợn Mỹ ồ ạt “đổ bộ” về Việt Nam sẽ gây khó khăn, thậm chí "bóp chết" ngành chăn nuôi Việt Nam.

Theo đó, từ đầu năm đến nay Trung Quốc có 2 đợt gom mạnh thịt heo gồm đợt mua của các doanh nghiệp tư nhân và đợt mua dự trữ của chính phủ. Khi giá thịt lợn tại Mỹ hạ nhiệt, các doanh nghiệp Việt Nam đang đẩy mạnh mua vào, dự kiến nguồn hàng này đến tháng 8 mới ra thị trường. Tuy giá thịt lợn tại Mỹ đang rẻ hơn nhưng các doanh nghiệp phải đóng thuế nhập khẩu 15% nên tại Việt Nam, giá thịt ,lợn của Mỹ và Nga đang tương đương nhau do Việt Nam không phải chịu thuế nhập khẩu thịt lợn từ Nga.

Tại sao giá thịt heo ở Mỹ rẻ hơn gấp 5 lần so với Việt Nam?

Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do Việt Nam đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của tình hình dịch bệnh, khiến nguồn cung khan hiếm, đẩy giá lên cao, còn tại Mỹ, tình hình chăn nuôi ổn định.

Nhận định về điều này, ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho biết tình hình chăn nuôi lợn tại Mỹ rất phát triển, năng suất cao và thị trường ổn định. Vị Phó chủ tịch phân tích: ''Người Mỹ nuôi heo chỉ ao ước lời 10 USD/con mà hiếm khi đạt được, trong khi Việt Nam hiện nay nuôi heo lời cả 100 USD/con, gấp 10 lần. Giá thành chăn nuôi heo của Việt Nam cao do năng suất thấp, nguyên vật liệu đầu vào phần lớn phải nhập khẩu. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng khiến giá heo ở nước ngoài rẻ là do người dân tiêu thụ ít. Các chuỗi thức ăn nhanh là nơi tiêu thụ thịt rất nhiều nhưng không hề có thịt heo mà chỉ có thịt gà, bò, cá".

Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng, trên thế giới thì châu Mỹ (Canada, Mỹ, Brasil) và châu Âu (Đức, Ba Lan, Tây Ban Nha) là những đất nước có lợi thế về chăn nuôi lợn với giá thành rẻ. Châu Á là khu vực có giá thành chăn nuôi cao nhất trên thế giới. Nếu như trong điều kiện không có dịch bệnh, giá thịt lợn Việt Nam chỉ rẻ hơn một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.

Các FTA thế hệ mới như CPTPP và EVFTA đã tập hợp những quốc gia hàng đầu nếu nhìn ở khía cạnh môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh. Chẳng hạn, trong 11 quốc gia thành viên hiện tại của CPTPP, Việt Nam chỉ đứng trên Peru sáu bậc trong xếp hạng Môi trường kinh doanh do Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện. Còn so với các quốc gia EU, Việt Nam có khoảng cách khá xa. Với mô hình sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún của phần lớn lao động nông nghiệp hiện nay, việc tái cơ cấu thành nền nông nghiệp công nghệ cao, tập trung vẫn khá mịt mờ.

Tags:
3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Giá ngoại tệ hôm nay 11/9/2024:
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ hôm nay 11/9/2024: tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 10 đồng,...
 
Giá vàng ngày 11/9/2024: Vàng tăng giá nhưng giao dịch trầm lắng
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 11/9/2024: vàng miếng SJC tiếp tục được duy trì ổn định, trong khi đó giá vàng...
 
Chứng khoán 10/9: Kỳ lân công nghệ VNG
(Tieudung.vn) - 3 phiên giao dịch đã thổi bay 5.331 tỷ đồng vốn hóa của VNG.

Giá - Sản phẩm

Chào thu tháng 9 với đại tiệc ưu đãi 50%++ đến từ LocknLock
(Tieudung.vn) ​Rộn ràng chào đón mùa Thu và mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm mua sắm...
 
Giá heo hơi ngày 11/9/2024: Giá heo sẽ duy trì ở mức cao đến hết năm 2024
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 11/9/2024, bắt đầu chững giá tại cả ba miền, dao động trong khoảng 62.000...
 
Giá nông sản ngày 11/9/2024: Cà phê và hồ tiêu cùng bật tăng mạnh
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 11/9/2024, cà phê bật tăng 2.000 đồng/kg nằm trong khoảng 119.700 120.300 đồng/kg....
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.60138 sec| 843.656 kb