Thứ 4, 21/05/2025, 11:00 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Nhiều áp lực với mặt bằng giá cuối năm

Nhiều áp lực với mặt bằng giá cuối năm
(Tieudung.vn) - Phân tích diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng và các yếu tố tác động đến mặt bằng giá những tháng cuối năm 2017, giới chuyên gia cho rằng lạm phát năm 2017 nhiều khả năng đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra ở mức dưới 4%.

Giá lương thực vào kỳ tăng mạnh

Theo văn bản truyền đạt kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá, CPI bình quân 9 tháng năm 2017 tăng 3,79% so với cùng kỳ năm trước. CPI tháng 9 năm 2017 so với tháng 12 năm 2016 chỉ tăng 1,83%. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng đầu năm 2017 chỉ tăng 1,45%, thấp hơn so với mục tiêu kế hoạch cả năm (trong khoảng 1,6 - 1,8%). Theo nhận định tại văn bản do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng ký, diễn biến chỉ số giá 9 tháng đầu năm cho thấy lạm phát năm 2017 có nhiều khả năng đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra ở mức dưới 4%.

Người tiêu dùng lựa chọn mua hàng tại Siêu thị Hapro.  Ảnh: Trần Việt

Tuy nhiên, theo phân tích của SSI thì CPI tháng 10 tăng 0,41%, kéo dài chuỗi tăng của CPI sang tháng thứ 4. Cơ cấu ảnh hưởng đến CPI của giáo dục và y tế, 2 nhóm mặt hàng chịu điều tiết bởi quyết định hành chính, có sự thay đổi so với tháng 9. CPI Giáo dục tăng 0,19%, thấp hơn nhiều mức tăng của tháng 9 tăng 5% do chỉ có 6 tỉnh tăng học phí (tháng 9 là 53 tỉnh). CPI Giáo dục tăng thấp tạo điều kiện cho ngành y tế tăng giá. Có 9 tỉnh tăng giá dịch vụ y tế trong tháng 10 so với 3 tỉnh trong tháng 9 và vì vậy CPI y tế tháng 10 tăng 2,14%.
Hai nhóm hàng hóa mang tính hơn là hàng ăn và dịch vụ ăn uống và giao thông cũng diễn biến ngược so với tháng 9. CPI hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,31% sau tháng 9 gần như đứng yên. Trong cấu thành của hàng ăn và dịch vụ ăn uống, CPI lương thực tăng 0,51%, mức cao nhất 17 tháng do lũ lụt vào đầu tháng 10 ở phía Bắc làm tăng giá lương thực cục bộ và nhu cầu thu mua gạo ở miền Nam cho hợp đồng xuất khẩu. Cụ thể, thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá lúa khô tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cuối tháng 10 dao động từ 5.600 – 5.700 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg (+8,8%) so với cuối tháng 9. Bên cạnh lương thực, CPI thực phẩm gồm rau xanh, thủy sản, gia cầm tươi sống… đều tăng.

Thận trọng trong điều hành giá 

Giới chuyên gia phân tích, từ nay tới cuối năm vẫn còn một số yếu tố tác động lên mặt bằng giá như áp lực tăng giá của một số mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu, nhu cầu hàng hóa gia tăng để sản xuất, dự trữ hàng hóa phục vụ các dịp lễ, Tết và tình hình phức tạp của thiên tai, thời tiết. Do đó, trong công tác điều hành giá phải thận trọng, tính toán kịch bản cụ thể, chi tiết kiểm soát lạm phát bình quân ở mức dưới 4%, góp phần tiết giảm chi phí cho DN, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời tiếp tục thực hiện đưa giá các mặt hàng thiết yếu (y tế, giáo dục, điện) theo lộ trình giá thị trường.

Ông Nguyễn Đức Hùng Linh - Giám đốc Công ty Chứng khoán SSI cho biết, CPI tính từ đầu năm đến hết tháng 10 tăng 2,25%, đây là mức tăng thấp hơn nhiều mức kiểm soát 4% theo mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, những yếu tố mùa vụ kết hợp với thời tiết bất lợi và giá dầu tăng sẽ đẩy cao lạm phát của 2 tháng cuối năm.

Về một số mặt hàng thiết yếu những tháng cuối năm, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện phương án điều chỉnh giá điện trình Chính phủ quyết định. Trường hợp cần thiết phải tăng giá điện cần cân nhắc điều chỉnh ở mức thấp nhất có thể, đồng thời kết hợp đồng bộ với các giải pháp hỗ trợ tăng trưởng khác để bù đắp cho mức giảm tốc độ tăng GDP tương ứng. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu nhằm ổn định thị trường, nhất là trong thời điểm Tết Dương lịch và chuẩn bị cho Tết Mậu Tuất 2018.

Trong trường hợp giá cả không biến động quá mạnh và việc tăng giá dịch vụ y tế được tính toán dàn trải hơn, CPI cả năm 2017 nhiều khả năng sẽ ở khoảng 3%.

Giám đốc SSI Nguyễn Đức Hùng Linh

Tags:
3.5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Giá ngoại tệ ngày 21/5/2025: USD tiếp tục suy yếu
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 21/5/2025, USD tiếp tục suy yếu vào phiên giao dịch vừa qua, một phần...
 
Giá vàng ngày 21/5/2025: Vàng thế giới tăng mạnh
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 21/5/2025, vàng thế giới tăng mạnh nhờ sự suy yếu của đồng USD và lực...
 
Cổ phiếu lớn bứt phá, tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng vượt 10 tỷ USD
(Tieudung.vn) Với tâm lý tích cực bao trùm trong phiên chiều, nhiều nhóm ngành tiếp tục thu hút dòng...

Giá - Sản phẩm

Giá heo hơi ngày 21/5/2025: Chưa ghi nhận biến động mới
(Tieudung.vn) - Giá heo hơi ngày 21/5/2025, chưa ghi nhận biến động mới, miền Nam vẫn dẫn đầu.
 
Giá nông sản ngày 21/5/2025: Cà phê bật tăng mạnh, hồ tiêu tiếp tục ổn định
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 21/5/2025, cà phê bất ngờ tăng cao trở lại so với phiên giao dịch...
 
Giá nông sản ngày 20/5/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu ổn định ở mức cao
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 20/5/2025, cà phê giảm nhẹ, mức giảm từ 500 700 đồng/kg so với...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.18933 sec| 852 kb