Thứ 4, 04/12/2024, 00:44 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

“Lỏng lẻo” phối hợp, chiết khấu thấp kéo theo hệ lụy thiếu hụt xăng dầu

“Lỏng lẻo” phối hợp, chiết khấu thấp kéo theo hệ lụy thiếu hụt xăng dầu
(Tieudung.vn) - Với lý do thiếu nguồn cung, tỷ lệ chiết khấu thấp…, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp bán lẻ, cửa hàng xăng dầu tại các tỉnh, thành đóng cửa, tạm ngừng bán.

Chuyên gia kinh tế PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả (Bộ Tài chính) đã có trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị xung quanh vấn đề.

“Lỏng lẻo” phối hợp, chiết khấu thấp kéo theo hệ lụy thiếu hụt xăng dầu

PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính)

Có phần chủ quan

Theo ông, nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng thiếu xăng dầu cục bộ thời gian qua?

- Việc thiếu xăng dầu thời gian qua đến từ nhiều nguyên nhân. Sau một thời gian do Covid-19 nên nhu cầu giảm, nhưng từ đầu năm 2022 tới nay thị trường có rất nhiều biến động.

Nguồn cung giảm do bất ổn của yếu tố chính trị, đặc biệt là do cuộc xung đột Nga - Ukraine; việc duy trì sản xuất và khai thác của các nước OPEC cũng không ổn định. Nhu cầu hồi phục kinh tế cao, dẫn tới giá dầu thô tăng mạnh, khoảng 60 - 80% so với thời điểm cuối năm 2021.

Trong bối cảnh đó, nguồn cung trong nước cũng ảnh hưởng. Nguồn cung giảm do việc giảm công suất từ Nhà máy lọc hóa dầu Nghi sơn. Chi phí vận chuyển, mua hàng tăng cao, ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng hàng hoá. Nguồn cung từ nhập khẩu cũng tương đối giảm. 

Bên cạnh đó, do quý II/2022, giá xăng dầu thế giới tăng cao nhất, đề phòng giá xăng dầu tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới, DN đã nhập khẩu rất nhiều xăng dầu về dự trữ. Nhưng thực tế trong quý III vừa rồi, giá dầu lại giảm xuống.

Có thể thấy, mua giá cao mà bán giá thấp đã ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh, khiến DN thua lỗ. Điều này ảnh hưởng tới khả năng tài chính của DN nên có tâm lý nhập cầm chừng. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến nguồn cung xăng dầu gặp khó khăn.

Ngoài ra, vấn đề rất quan trọng làm cho thị trường xăng dầu thiếu cục bộ là do chi phí kinh doanh, premium (phần thưởng, ưu đãi, tiền lãi, chi phí trả thêm, chi phí thưởng; phí bảo hiểm, tiền đóng bảo hiểm. Trong kinh doanh xăng dầu, đó là phần trả lãi cho người bán và thỏa thuận theo quý, hoặc 6 tháng/lần).

Việc tính các chi phí này không đủ trong cơ cấu giá bán lẻ xăng dầu, không đủ bù đắp được cho kinh doanh, dẫn tới DN nhập khẩu ít và bán cầm chừng. Từ đó chiết khấu cho DN bán lẻ cũng thấp, hệ lụy là xăng thiếu cục bộ, cửa hàng bán lẻ không kinh doanh.

Ông có thể cụ thể nguyên nhân dẫn đến giảm nguồn cung xăng dầu trong nước?

- Các quốc gia như Mỹ hay Nhật Bản chỉ có 1 - 2 đơn vị kinh doanh xăng dầu. Các đơn vị kinh doanh xăng dầu sẽ chịu trách nhiệm từ sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu cho đến khâu bán lẻ.

Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện chỉ có lọc hóa dầu Bình Sơn và Dung Quất có chức năng sản xuất, chế biến và xuất nhập khẩu xăng dầu. Còn 36 DN đầu mối chỉ chịu trách nhiệm xuất nhập khẩu xăng dầu mà không có sản xuất chế biến.

Vừa qua, thanh tra quản lý thị trường đã phát hiện một số đầu mối vi phạm nên đã tạm đình chỉ có thời hạn một số DN này, đây cũng là một nguyên nhân khiến nguồn cung giảm.

Về nguyên tắc, DN đầu mối muốn nhập khẩu phải xin Bộ Công Thương cấp phép. Tuy nhiên vừa qua, Bộ này cũng đã chủ quan khi chỉ có hơn 10 DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu. 

“Lỏng lẻo” phối hợp, chiết khấu thấp kéo theo hệ lụy thiếu hụt xăng dầu

Người dân Hà Nội xếp hàng dài chờ mua xăng. Ảnh: Nguyên Dương

Chưa có sự phối hợp chặt chẽ

Với những phân tích như trên, ông đánh giá thế nào về những nỗ lực của Bộ Công Thương trong quá trình quản lý thị trường xăng dầu?

- Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, nhưng cũng là một mặt hàng hết sức nhạy cảm vì tác động tới toàn bộ nền kinh tế quốc dân.  

Bộ Công Thương về cơ bản đã có những biện pháp điều hành linh hoạt, nhịp nhàng phù hợp theo diễn biến của thị trường thế giới. Bộ đã sử dụng hợp lý công cụ bình ổn giá để hạn chế thấp nhất tác động của biến động giá.

Tôi cho rằng những gì diễn ra thời gian gần đây nằm ngoài yếu tố chủ quan của cơ quan điều hành, chủ yếu là do tác động bất thường của các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xăng dầu của DN.

Dù vậy, không thể phủ nhận rằng, sự phối hợp của liên Bộ Công Thương - Tài chính thời gian qua vẫn chưa thật sự quyết liệt, còn “lỏng lẻo”. Trong điều hành xăng dầu, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm chính nhưng trong đó thì từng bộ, ngành chịu trách nhiệm những nội dung mà mình quản lý.

Liên quan đến thuế, premium thì đâu phải Bộ Công Thương, nên phải nói là sự phối hợp 2 bộ đã có, nhưng chưa thật chặt chẽ. Nếu 2 bộ cùng họp bàn, thống nhất làm văn bản gửi Thủ tướng để sớm hỗ trợ DN sẽ có sức nặng hơn, và không để xảy ra tình trạng như vừa rồi. 

Trong điều hành, nếu chỉ chú ý đến lợi ích của Nhà nước và người đảm bảo mục tiêu kinh tế vĩ mô, tránh thay đổi để ảnh hưởng đến các yếu tố giá sẽ tạo ra sự bất lợi đối với DN kinh doanh xăng dầu, nên đây là vấn đề cần rút .

Nhiều ý kiến nêu ra việc rút ngắn thời gian điều chỉnh giá, bỏ quỹ bình ổn… Vậy theo ông, đâu là giải pháp cốt lõi?

- Quan điểm của tôi là càng rút ngắn càng tốt, nhưng rút ngắn như thế nào: 7 ngày, 5 ngày và liệu năng lực của cơ quan quản lý có làm được không?  

Hiện thế giới không có quỹ bình ổn, họ hỗ trợ cho đối tượng nghèo khác, chứ không dùng quỹ bình ổn để bù đắp giá. Vậy có nên bỏ quỹ hay không?

Quỹ bình ổn với DN là không có lợi, họ không được hưởng gì, khi trích quỹ lại thì để lại, nhưng khi giá tiếp tục cao DN buộc phải đi vay để bù vào. Với , đây thực chất là tiền ứng trước, đến khi giá tăng cao được trích ra để giảm bớt tác động.

Còn nếu đứng ở góc độ vĩ mô, điều hành kinh tế Nhà nước, rất cần sử dụng để điều hành, giảm áp lực của giá xăng, kiểm soát lạm phát. Do vậy, đứng ở kinh tế vĩ mô nhìn nên có quỹ dự phòng, khoản tài chính đề phòng khi giá thế giới tăng cao có thể bù vào.

An ninh năng lượng là số 1 quốc gia. Để bình ổn giá xăng dầu, tất cả các phía, đối tượng phải tham gia, chứ không chỉ riêng bộ phận điều hành. Với cơ quan quản lý Nhà nước, trong bối cảnh giá biến động, cần tiếp tục theo dõi sát sao, điều hành thận trọng, linh hoạt và mềm dẻo, và phải nắm sát hoạt động kinh doanh của các DN xăng dầu...

Bên cạnh đó, phải được diễn biến thế giới để điều hành, có biện pháp nhanh chóng, phù hợp. Đơn cử, trong thời điểm giá tăng cao thì phải chủ động giảm thuế, các chi phí kinh doanh…

Còn với DN, việc dự báo, đánh giá càng quan trọng hơn nữa, mua giá cao - bán giá thấp như vừa rồi là không ổn. Nếu cần thiết có thể sử dụng công cụ phòng ngừa về giá, bảo hiểm giá. Hiện nay, DN các nước sử dụng công cụ này rất nhiều.  

Ở Việt Nam, Nhà nước cũng cần có chế tài rõ ràng cho vấn đề này. Với người tiêu dùng, cũng phải có cái nhìn thông cảm, biết lợi ích, khi giá thế giới cao - thấp thất thường.

Xin cảm ơn ông về những chia sẻ!

Tags:
4.4 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Giá ngoại tệ ngày 3/12/2024: USD phục hồi trở lại mốc 106
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 3/12/2024, tỷ giá trung tâm giảm nhẹ 11 đồng, trong khi chỉ số Dollar...
 
Giá vàng ngày 3/12/2024: Vàng thế giới và trong nước giảm mạnh
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 3/12/2024, cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong...
 
Giá ngoại tệ ngày 2/12/2024: USD biến động khi Scott Bessent được chọn làm Bộ trưởng Tài chính
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 2/12/2024, tỷ giá trung tâm giữ nguyên ở mức 24.251 đồng; chỉ số Dollar...

Giá - Sản phẩm

Giá heo hơi ngày 3/12/2024: Tăng giảm trái chiều tại một số địa phương
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 3/12/2024, biến động nhẹ tại một số địa phương, dao động trong khoảng 60.000...
 
Giá nông sản ngày 3/12/2024: Cà phê đảo chiều giảm mạnh, hồ tiêu ổn định
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 3/12/2024, cà phê quay đầu giảm mạnh, mức giảm từ 1.700 2.000 đồng/kg....
 
Giá heo hơi ngày 2/12/2024: Duy trì ổn định ở mức giá cao
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 2/12/2024, duy trì ổn định trên cả nước. Khảo sát mới nhất cho thấy,...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.33740 sec| 866.234 kb