Thứ 5, 16/01/2025, 17:52 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Giá thịt heo đẩy CPI tháng 7 tăng 0,4%

Giá thịt heo đẩy CPI tháng 7 tăng 0,4%
(Tieudung.vn) - Giá thịt heo tăng cao, nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng là những nguyên nhân chủ yếu làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2022 tăng 0,4% so với tháng trước. 

Sáng 29/7, Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá (CPI) tháng 7/2022 tăng 0,4% so với tháng trước. So với tháng 12/2021, CPI tháng 7 tăng 3,59% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,14%.

Nguyên nhân đến từ giá tăng cao, nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết , giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và chi phí vận chuyển.

Giá thịt heo đẩy CPI tháng 7 tăng 0,4%

Giá thịt heo đẩy CPI tháng 7 tăng 0,4%. Ảnh: TTXVN

Cụ thể, trong tháng này, giá thịt heo tăng 4,29% so với tháng trước do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, làm CPI chung tăng 0,15 điểm phần trăm. Tính đến 25/7, giá thịt heo hơi cả nước dao động khoảng 65.000 - 72.000 đồng/kg, tăng 3.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng 6. Theo đó, giá thịt chế biến tăng 1,73% so với tháng trước, trong đó thịt quay, giò chả tăng 1,81%; thịt hộp tăng 1,02%; thịt chế biến khác tăng 0,49%.

Giá dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tháng 7/2022 tăng 1,28% so với tháng trước do giá nguyên liệu chế biến ở mức cao và tháng 7 là cao điểm du lịch. Chỉ số giá nhóm văn hóa, và du lịch tháng 7 tăng 0,79% so với tháng trước chủ yếu do giá dịch vụ du lịch trong nước tăng 1,99%; du lịch ngoài nước tăng 0,32% và khách sạn, nhà khách tăng 0,76% khi nhu cầu du lịch nội địa tăng cao vào dịp hè.

Giao thông là chỉ số giá duy nhất giảm trong tháng 7/2022. Mức giảm 2,85% so với tháng trước làm CPI chung giảm 0,28 điểm phần trăm, chủ yếu do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước vào ngày 1/7, 11/7 và 21/7. So với tháng trước, giá xăng đã giảm 8,68%, giá dầu diezen giảm 4,03%.

Tính bình quân 7 tháng năm 2022, CPI tăng 2,54% so với cùng kỳ năm 2021. Một trong những nguyên nhân chính làm CPI 7 tháng đầu năm 2022 tăng là do giá xăng dầu được điều chỉnh 19 đợt, trong đó có 6 đợt , làm cho giá xăng A95 tăng 2.780 đồng/lít; xăng E5 tăng 2.520 đồng/lít và dầu diezen tăng 7.280 đồng/lít. 

Cũng theo của Tổng cục Thống kê, lạm phát tháng 7/2022 tăng 0,58% so với tháng trước, tăng 2,63% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,44% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,54%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Tags:
3.8 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Cẩn trọng khi đầu tư chứng khoán qua các công ty quản lý quỹ 'ảo'
(Tieudung.vn) Công an TP Hà Nội vừa đưa ra khuyến cáo, người dân cần cảnh giác, không tham gia...
 
Giá ngoại tệ ngày 16/1/2025: USD tiếp tục suy yếu
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 16/1/2025, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 8 đồng,...
 
Giá vàng ngày 16/1/2025: Vàng thế giới và trong nước bật tăng trở lại
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 16/1/2025, vàng thế giới tăng mạnh sau báo cáo lạm phát Mỹ. Vàng trong nước...

Giá - Sản phẩm

Giá xăng tiếp tục tăng, RON 95 vượt 21.200 đồng/lít
(Tieudung.vn) Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương Tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh...
 
Giá heo hơi ngày 16/1/2025: Giảm nhẹ tại miền Bắc
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 16/1/2025, giảm nhẹ tại miền Bắc và miền Trung, tiếp đà tăng tại miền...
 
Giá nông sản ngày 16/1/2025: Cà phê và hồ tiêu kéo dài đà giảm
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 16/1/2025 cà phê kéo dài đà giảm từ 700 đến 1.000 đồng/kg, dao động...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
6.47253 sec| 836.516 kb