Giá nông sản ngày 8/9: Cà phê tiếp tục tăng 200 đồng/kg
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 39.200 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 39.400 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.300 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.100 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 40.200 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 40.100 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê được thu mua với mức tương ứng 40.200 đồng/kg, 40.100 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.100 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 39.200 - 40.300 đồng/kg.
Giá nông sản ngày 8/9: Cà phê tiếp tục tăng 200 đồng/kg. Ảnh: Trần Hường
Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp tục đi lên. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2021 được ghi nhận tại mức 2.102 USD/tấn sau khi tăng 0,96% (tương đương 20 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 9/2021 tại New York đạt mức 193,95 US cent/pound, tăng 0,49% (tương đương 0,95 US cent).
Giá nông sản ngày 8/9: Tiêu tiếp tục tăng 500 - 1.000 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay tăng 1.000 đồng/kg lên mức 79.500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay đồng loạt tăng 500 đồng/kg lên mức 77.500 đồng/kg.
Tương tự, tại tỉnh Gia Lai, Đồng Nai giá tiêu hôm nay cũng tăng 500 đồng/kg, hiện được thu mua với mức 76.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay tăng 500 đồng/kg lên mức 78.000 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng từ 76.500 - 79.500 đồng/kg.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích sản xuất hồ tiêu cả nước tính đến cuối năm 2020 đạt 130.000 ha, giảm 22.000 ha so với năm 2018 (là thời kỳ giá hồ tiêu đạt mức cao nhất từ trước cho đến nay); trong đó, diện tích cho thu hoạch là 110.000 ha. Điều này cho thấy, biến động giá hồ tiêu giảm dần trong 5 năm qua đã tác động mạnh đến nguồn thu nhập của người trồng tiêu. Sản xuất hồ tiêu phải tuân theo quy luật của thế giới.
Đến nay, sau thời gian giảm giá để điều chỉnh nguồn cung toàn cầu, giá hồ tiêu khôi phục, mang lại niềm vui cho người dân trồng tiêu. Nhiều hộ dân trong khu vực Tây Nguyên đã trồng mới lại cây tiêu. Hiện, nông dân Gia Lai đã bắt đầu trồng mới nhiều diện tích tiêu.
Theo đánh giá của chuyên gia về cây hồ tiêu, thời điểm này, việc phát triển mới diện tích hồ tiêu là phù hợp. Bởi sau nhiều năm dừng canh tác hồ tiêu trên các diện tích bị chết vì nhiễm bệnh để trồng cây ngắn ngày, nhiều diện tích đất đã được cải tạo, mầm bệnh trong đất cũng đã giảm. Cộng với đó, việc giá hồ tiêu đang khá ổn định trên thị trường tạo lợi nhuận tốt cho người nông dân. Tuy nhiên, người nông dân cần tuân thủ các khuyến cáo của cơ quan chuyên môn để tránh đi vào vết xe đổ “được giá thì đầu tư mạnh, trồng ồ ạt, khi rớt giá rơi vào cảnh trắng tay, phá sản”.
Để tránh rủi ro cho người trồng hồ tiêu, các địa phương nên khuyến cáo người dân cần thận trọng khi mở rộng diện tích trồng hồ tiêu lúc giá đang lên cao. Người dân cần tập trung chăm sóc, đầu tư vào diện tích hồ tiêu đang cho năng suất ổn định, tránh đầu tư vào những vùng đất kém hiệu quả, cằn cỗi; chú trọng đầu tư theo hướng hữu cơ, VietGAP. Mặt khác, các địa phương cần hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ tiêu sạch đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, bảo đảm đầu ra ổn định cho sản phẩm.