Giá nông sản ngày 6/2: Cà phê cao nhất 40.500 đồng/kg
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 39.900 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 39.800 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.500 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.400 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 40.400 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 40.300 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê được thu mua với mức tương ứng 40.400 đồng/kg, 40.300 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.400 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 39.800 - 40.500 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 3/2022 được ghi nhận tại mức 2.229 USD/tấn sau khi giảm 0,22% (tương đương 5 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 3/2022 tại New York đạt mức 241,85 US cent/pound, giảm 0,84% (tương đương 2,05 US cent).
Ảnh minh họa. Ảnh: Trình Nhị
Theo Cục Xuất nhập khẩu, năm 2021, dù tác động của dịch Covid-19, trị giá xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn ghi nhận được mức tăng trưởng 2 con số nhờ giá cà phê xuất khẩu tăng.
Năm 2021, trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các khu vực tăng so với năm 2020, trong đó, trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực châu Á tăng 22,8%.
Tỷ trọng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực châu Á tăng từ 38,02% trong năm 2020 lên 41,54% trong năm 2021.
Năm 2021, tỷ trọng xuất khẩu cà phê sang một số thị trường tăng so với năm 2020 như: Đức, Nhật Bản, Nga. Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu cà phê sang các thị trường Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý giảm.
Dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2022 sẽ tiếp tục khả quan nhờ nguồn cung dồi dào, các FTA tạo lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam và giá cà phê xuất khẩu nhiều khả năng duy trì ở mức cao.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, niên vụ 2021/2022, sản lượng cà phê của Việt Nam dự báo đạt 31,1 triệu bao, nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi đã hỗ trợ năng suất.
Cà phê là một trong những đồ uống được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới. Theo Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), niên vụ 2020/21, khoảng 167,3 triệu bao (60 kg) cà phê được tiêu thụ trên toàn cầu, tăng so với 164,1 triệu bao niên vụ 2019/2020.
Còn theo báo cáo nghiên cứu thị trường, giai đoạn 2021 - 2025, thị trường cà phê toàn cầu tăng trưởng bình quân 7,6%.
Cục Xuất nhập khẩu nhận định, có nhiều yếu tố thúc đẩy thị trường cà phê phát triển như gia tăng dân số tiêu thụ cà phê ngoài gia đình, đô thị hóa nhanh chóng, tăng doanh số bán lẻ thương mại điện tử, tăng thu nhập thế hệ Z, tăng sở thích cà phê hòa tan, nhu cầu ngày càng tăng đối với cà phê đặc sản và tăng tiêu thụ cà phê nhân ở các nền kinh tế mới nổi dự kiến sẽ thúc đẩy thị trường.
Do vậy, năm 2022, Việt Nam còn nhiều dư địa để tăng xuất khẩu cà phê.
Giá nông sản ngày 6/2: Tiêu cao nhất 82.500 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 81.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 82.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 81.500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 80.000 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng từ 80.000 - 82.500 đồng/kg.
Những ngày đầu tháng 2/2022, giá hồ tiêu trong nước vẫn giữ ổn định do hầu hết giao dịch đều tạm dừng vì nghỉ Tết Nguyên đán. Nhiều chuyên gia dự đoán giá tiêu nội địa sẽ tiếp tục tăng tốt sau Tết, bởi sản lượng vụ mới có thể giảm sâu.
Tại cuộc họp ban chấp hành Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch VPA cho rằng trong năm 2022, các doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề vĩ mô ảnh hưởng đến xuất khẩu bao gồm việc tăng giá tiền đồng so với USD khiến xuất khẩu của Việt Nam kém cạnh tranh hơn.
Đại dịch làm cho lạm phát toàn cầu trung bình khoảng 4% khiến giá thực phẩm tăng 20%, giá phân bón toàn cầu tăng 50%, giá nhân công tăng 50%, vấn đề sốt đất, đầu cơ đất tại Việt Nam, vấn đề tăng cước tàu vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sẽ là rủi ro mà ngành hồ tiêu phải đối mặt.
Do biến động lớn về giá vận tải quốc tế nên về lâu dài các doanh nghiệp cũng cần tính đến khả năng chia sẻ rủi ro với đối tác do sự biến động giá cước khi ký hợp đồng. Năm 2022 có thể chứng kiến sự tăng giá trở lại, sau khi hết vụ thu hoạch, khả năng từ quý 2 trở đi thị trường có dấu hiệu sôi động.