Giá nông sản ngày 4/5: Cà phê đồng loạt tăng nhẹ
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 41.300 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 41.200 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.900 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.800 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 41.800 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 41.700 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê được thu mua với mức tương ứng 41.800 đồng/kg, 41.700 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.800 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 41.200 - 41.900 đồng/kg.
Giá nông sản ngày 4/5: Cà phê đồng loạt tăng nhẹ. Ảnh: Lương Vinh
Trên thị trường thế giới, giá cà phê đồng loạt đi lên. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.104 USD/tấn sau khi tăng 1,45% (tương đương 30 USD). Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 218,20 US cent/pound, tăng 0,83% (tương đương 1,8 US cent).
Trong giai đoạn 2021 - 2022, nhập khẩu cà phê sang Trung Quốc, bao gồm cà phê xanh, rang xay và hòa tan đóng gói, ước tính sẽ đạt 4 triệu bao.
Điều này sẽ đặt Trung Quốc vào vị trí giữa Nga và Vương quốc Anh về tổng nhập khẩu cà phê hàng năm, mặc dù Trung Quốc đại diện cho thị trường nhập khẩu cà phê phát triển nhanh nhất theo tỷ lệ phần trăm trong số tất cả các nước mua cà phê lớn trên thế giới.
Báo cáo gần đây cho thấy, phần lớn sự tăng trưởng của thị trường nhập khẩu của Trung Quốc là do lĩnh vực bán lẻ, với tổng số cửa hàng bán lẻ cà phê dự kiến sẽ tăng từ khoảng 108.000 cửa hàng vào năm 2020 lên khoảng 120.000 cửa hàng vào cuối năm 2023.
So với các quốc gia tiêu thụ cà phê khác như Mỹ và Nhật Bản, tiêu thụ cà phê ở Trung Quốc được xem là một hiện tượng tương đối mới, khi những người tiêu dùng trẻ tuổi sẵn sàng nếm thử các hương vị và sản phẩm cà phê mới.
Tuy nhiên, với sự bùng nổ tiêu thụ này, sản lượng cà phê ở Trung Quốc được cho là đang tăng trưởng chậm lại, với mức giảm sản lượng ước tính khoảng 1,75 triệu bao loại 60kg trong giai đoạn 2020 - 2021.
Các nguồn tin chỉ ra rằng, nhiều nông dân trồng cà phê ở tỉnh Vân Nam đang nhận thấy sản xuất cà phê ít có lợi nhuận hơn và có xu hướng chuyển sang canh tác các cây trồng khác.
Giá nông sản ngày 4/5: Tiêu cao nhất 80.000 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 78.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 80.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 79.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 77.000 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng từ 77.000 - 80.000 đồng/kg.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai, hiện diện tích trồng hồ tiêu trên địa bàn là 13.673 ha, năng suất 3,67 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 46.000 tấn.
Năm 2018 có khoảng 6.700 ha hồ tiêu bị chết do ngập úng và phần diện tích này đã được chuyển sang trồng cây dược liệu. Tầm nhìn đến năm 2025, tỉnh ổn định diện tích hồ tiêu còn lại khoảng 12.300 ha; tăng sản xuất theo tiêu chuẩn; kế hoạch 30% hồ tiêu được chế biến sâu.
Tại Đắk Lắk, diện tích hồ tiêu toàn tỉnh năm 2021 đạt 32.840 ha, trong đó diện tích tiêu cho kinh doanh là 27.966 ha, năng suất bình quân đạt 2,92 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 81.936 tấn.
Do giá thấp, nông dân ít đầu tư nên chất lượng hồ tiêu ít được cải thiện. Hiện tại giá trong chu kỳ tăng, kích thích nông dân ổn định sản xuất, do đó diện tích hồ tiêu Đắk Lắk sẽ không giảm.
Còn tại Đắk Nông, năm 2021, diện tích hồ tiêu đạt 33.532 ha, sản lượng đạt 56.673 tấn, ước năm 2022 diện tích đạt 34.957 ha, sản lượng đạt 60.605 tấn. Hiện địa phương đang xây dựng chương trình giống hồ tiêu, phát triển vùng chuyên canh theo xu hướng phát triển hồ tiêu bền vững, cảnh quan.
Trong khi đó, diện tích hồ tiêu tại Bình Phước là 15.720 ha, năng suất bình quân đạt 1,9 tấn/ha, sản lượng 28.732 tấn/năm, tập trung chủ yếu ở Lộc Ninh 5.376 ha, Bù Đốp 3.879 ha, Hớn Quản 1.742 ha.
Theo báo cáo của ngành nông nghiệp địa phương, diện tích đang giảm dần qua các năm do ảnh hưởng của sâu bệnh, thời tiết và giá xuống thấp nên nông dân bỏ bê không chăm sóc, phần diện tích chuyển đổi này được chuyển qua trồng cây ăn quả là chủ yếu.