Giá nông sản ngày 4/12: Cà phê cao nhất đạt 41.100 đồng/kg
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 40.500 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 40.400 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.900 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 41.000 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 40.900 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê lần lượt đạt mức 41.100 đồng/kg, 41.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.900 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 40.500 - 41.100 đồng/kg. Tính chung tuần này, giá cà phê trong nước tăng 500 - 600 đồng/kg.
Ảnh minh họa. Ảnh: Bình Công Đinh
Trên thị trường thế giới, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2023 ở mức 1.888 USD/tấn, giao tháng 3/2023 ở mức 1.846 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2022 ở mức 165,6 cent/lb, giao tháng 3/2023 ở mức 163,2 cent/lb.
Kết tuần, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2023 tăng 31 USD/tấn; giá cà phê Arabica giao tháng 12/2022 tăng 0,55 cent/lb.
Về vấn đề nguồn cung cà phê, tác động của biến đổi khí hậu đã rất rõ rệt đến nông dân toàn cầu, cà phê không chỉ “góp mặt” vào một thói quen hàng ngày mà đó còn là kế sinh nhai của họ, song việc sản xuất cà phê đang trở nên khó khăn hơn mỗi ngày.
Điển hình là nhiều nông dân buộc phải trồng cà phê ở khu vực cao hơn do nhiệt độ tăng cao, trong khi những người trồng tại khu vực khác đang đối phó với hạn hán hoặc lượng mưa lớn chưa từng có.
Tại Brazil, quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, nông dân vẫn đang phải chiến đấu để tồn tại sau đợt sương giá nghiêm trọng đã làm hư hại tới 200.000 ha đất trồng cà phê vào năm ngoái.
Tác động của điều kiện thời tiết kể trên đã khiến giá cà phê tăng đến 70% chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 4/2020 đến tháng 12/2021.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, 60% các loại cà phê hoang dã đang bị đe dọa nghiêm trọng và 50% diện tích đất được sử dụng để trồng cà phê ngày nay có thể không còn khả thi vào năm 2050.
Cuối cùng, tương lai của cà phê đang chịu nhiều thách thức và nông dân đang là những người ở tuyến đầu hứng lấy điều đó. Câu hỏi được đặt ra hiện nay là, làm thế nào để chúng ta có thể tăng cường khả năng phục hồi và bảo vệ loại đồ uống phổ biến nhất thế giới.
Giá nông sản ngày 4/12: Tiêu cao nhất đạt 63.000 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 61.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 63.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 62.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 60.000 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg. Kết tuần, giá tiêu tăng mạnh 1.000 - 1.500 đồng/kg so với giá mở cửa tuần.
Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) và UN Corntracle, Mỹ là nước nhập khẩu tiêu lớn nhất thế giới với tổng lượng nhập khẩu đạt 94.176 tấn trong năm 2021. Con số nhập khẩu này tăng 8,8% so với năm trước, trong đó tiêu xay chiếm 30,5% tổng nhập khẩu tiêu của nước này.
Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn thứ hai vào năm 2021, nhưng nhập khẩu của nước này lại giảm mạnh 34,4% do ảnh hưởng của COVID- 19. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến xuất khẩu tiêu của Việt Nam bởi hơn 90% lượng tiêu nhập khẩu của Trung Quốc là do Việt Nam cung cấp.
Việt Nam là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới nhưng cũng đồng thời là một nước nhập khẩu lớn trên thế giới. Việc nhập khẩu này là cần thiết để đảm bảo cung cấp liên tục hồ tiêu cho thị trường thế giới.
UAE, Ấn Độ và Đức cũng là những thị trường nhập khẩu lớn trên thế giới, đặc biệt là UAE với kim ngạch nhập khẩu năm 2021 đạt 44.500 tấn, tăng 25,9% so với năm 2020.
Còn với Ấn Độ, nhà sản xuất và tiêu dùng hồ tiêu lớn này đã áp giá nhập khẩu tối thiểu (MIP) để bảo vệ ngành tiêu trong nước. Kết quả là nhập khẩu tiêu của Ấn Độ đã giảm 15% trong năm 2018 so với 2017.
Tuy nhiên, năm 2021, Ấn Độ ghi nhận mức tăng 38,7% trong năm 2020. Nhập khẩu tiêu của Đức ổn định nhiều năm, đạt 33.000 tấn năm 2021, tăng 1,1% so với năm trước đó.
Tương tự, nhu cầu nhập khẩu của các nước tiêu thụ lớn khác như Pháp, Pakistan, Hà Lan, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan ghi nhận xu hướng tăng trong năm 2021. Ngược lại, các quốc gia tiêu thụ hạt tiêu lớn khác nhập khẩu giảm bao gồm Anh, Ai Cập, Nga, và Philippines.
Năm 2022 được dự báo sẽ là một năm rất một năm đầy thách thức đối với ngành hồ tiêu toàn cầu khi Mỹ, Đức, Hà Lan… có thể cắt giảm nhập khẩu do suy thoái kinh tế và lạm phát, Trung Quốc tiếp tục chính sách Zero Covid, trong khi Pakistan và Ai Cập gặp khó khăn vì hạn chế tiếp cận USD cho giao dịch và thanh toán quốc tế.