Giá nông sản ngày 3/2: Cà phê tăng trở lại
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 42.800 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 42.700 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 43.200 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 42.100 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 43.100 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 43.000 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê lần lượt đạt mức 43.100 đồng/kg, 43.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 43.200 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 42.700 - 43.200 đồng/kg.
Ảnh minh họa. Ảnh: Y Den Nie
Trên thị trường thế giới, giá cà phê biến động trái chiều. Theo đó, giá cà phê trực tuyến Robusta tại London giao tháng 3/2023 được ghi nhận tại mức 2.049 USD/tấn sau khi giảm 0,19% (tương đương 4 USD). Giá cà phê Arabica giao tháng 3/2023 tại New York đạt mức 177,9 US cent/pound, tăng 1,14% (tương đương 2 US cent).
Một báo cáo hôm thứ Tư (1/2) cho thấy, cán cân nguồn cung cà phê toàn cầu trong niên vụ 2023-2024 dự kiến sẽ gần như cân bằng giữa sản xuất và tiêu thụ do vụ mùa của Brazil dự kiến sẽ chỉ tăng nhẹ trong năm nay.
Ngân hàng Rabobank của Hà Lan đánh giá mức thặng dư trong cán cân cung cà phê toàn cầu niên vụ 2023-2024 khá thấp, cụ thể là chỉ đạt 1,6 triệu bao loại 60kg, giảm so với ước tính 4 triệu bao trước đó.
Vụ mùa năm 2023 của Brazil dự kiến đạt 67,1 triệu bao, cao hơn so với mức 63,2 triệu bao trong năm 2022.
Ông Carlos Mera, người đứng đầu Bộ phận Nghiên cứu Nông sản của Rabobank, cho biết, bất chấp những lo ngại chung về nhu cầu, nhu cầu vẫn được dự kiến sẽ tăng, mặc dù với tốc độ nhỏ hơn.
Báo cáo cho thấy mức tăng tiêu thụ trên toàn cầu là 1,6%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng hàng năm 2,3% điển hình được ghi nhận trong hai thập kỷ trước đại dịch Covid-19.
Một báo cáo riêng từ ngân hàng một ngày trước đó đã xác nhận doanh số bán hàng của một số công ty cà phê hàng đầu tại Mỹ - nước tiêu thụ lớn nhất thế giới, giảm sau khi giá tăng mạnh.
Rabobank kỳ vọng, sản lượng của Colombia sẽ phục hồi sau niên vụ 2022-2023 yếu kém khi nhà sản xuất cà phê arabica lớn thứ hai này chỉ thu hoạch được 11,8 triệu bao. Dự báo, sản lượng cà phê của Colombia sẽ ở mức 14 triệu bao trong niên vụ 2023-2024.
Sản lượng cà phê của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 500.000 bao lên 29,5 triệu bao vào niên vụ 2023-2024. Hiện, Việt Nam đang là nhà sản xuất cà phê robusta hàng đầu thế giới.
Với những dự báo trên, tổng nhu cầu cà phê toàn cầu niên vụ 2023-2024 được Rabobank chốt ở mức 173,2 triệu bao, trong khi sản lượng dự kiến là 174,8 triệu bao.
Giá nông sản ngày 3/2: Tiêu cao nhất đạt 59.000 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 57.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 59.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 58.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 56.000 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 56.000 - 59.000 đồng/kg.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, 11 tháng năm 2022, nhập khẩu hạt tiêu của Nhật Bản đạt 10,38 nghìn tấn, trị giá 72,07 triệu USD, tăng 29,1% về lượng và tăng 60,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Nhật Bản trong 11 tháng năm 2022 đạt mức 6.940 USD/tấn, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Nhật Bản tăng mạnh từ hầu hết các nguồn cung.
Xét về cơ cấu nguồn cung, Nhật Bản tăng nhập khẩu hạt tiêu từ hầu hết các nguồn cung, ngoại trừ Ấn Độ. Malaysia là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Nhật Bản trong 11 tháng năm 2022, lượng đạt 4,13 nghìn tấn, trị giá 27,54 triệu USD, tăng 36% về lượng và tăng 81,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Thị phần hạt tiêu của Malaysia trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản tăng từ 37,79% trong 11 tháng năm 2021 lên 39,8% trong 11 tháng năm 2022.
Tương tự, Nhật Bản tăng nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam trong 11 tháng năm 2022, mức tăng 30,7% về lượng và tăng 49,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, đạt xấp xỉ 2,8 nghìn tấn, trị giá 17,23 triệu USD.
Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản tăng nhẹ từ 26,6% trong 11 tháng năm 2021 lên 26,93% trong 11 tháng năm 2022.