Giá nông sản ngày 11/10: Cà phê cao nhất 40.200 đồng/kg
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 39.100 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 39.200 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.200 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.100 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 40.000 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 39.900 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê được thu mua với mức tương ứng 40.000 đồng/kg, 39.900 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.900 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 39.100 - 40.200 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp tục biến động trái chiều. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 11/2021 được ghi nhận tại mức 2.117 USD/tấn sau khi giảm 0,09% (tương đương 2 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 12/2021 tại New York đạt mức 201,35 US cent/pound, tăng 1,74% (tương đương 3,45 US cent).
Ảnh minh họa. Ảnh: Trình Nhị
Giá nông sản ngày 11/10: Tiêu tiếp tục tăng 500 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 84.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 82.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức tương ứng 84.500 đồng/kg và 85.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai giá tiêu hôm nay đang ở mức 82.500 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng từ 82.000 - 85.000 đồng/kg.
Vụ mùa vừa qua, không chỉ Việt Nam bị mất mùa mà hồ tiêu tại các nước Brazil, Malaysia, Indonesia cũng suy giảm.
Mặc dù là quốc gia xuất khẩu tiêu trắng chủ yếu sang Việt Nam nhưng trong tháng 9, thời điểm chính vụ thu hoạch, lượng tiêu Indonesia xuất sang Việt Nam chỉ đạt 5.047 tấn, tăng nhẹ 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy sản lượng tiêu của quốc gia này chủ yếu để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Trong bối cảnh sản lượng trong nước giảm sút, lượng hồ tiêu dự trữ cạn kiệt, Việt Nam buộc đẩy mạnh nhập khẩu từ các nước. Nhưng sản lượng nhập về cũng không tăng được bao nhiêu.
Từ đầu năm, số tiêu từ Campuchia sang Việt Nam tăng cao nhất, đến 79,7%, tuy nhiên cũng chỉ chiếm khoảng 10% sản lượng xuất khẩu của Việt Nam.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) từng nhận định, trong trung và dài hạn, ngành hồ tiêu Campuchia sẽ có những bước phát triển vượt bậc nhờ khả năng mở rộng diện tích, năng suất cao và quan trọng hơn là quốc gia này có đủ điều kiện sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ.
Hồ tiêu ở Campuchia ít được thâm canh, nhưng năng suất luôn đứng đầu khu vực với 6,4 tấn/ha, còn năng suất của Việt Nam chỉ bằng một nửa quốc gia láng giềng này. Khoảng 95% lượng hồ tiêu thu hoạch mỗi năm của Campuchia dành cho xuất khẩu, trong đó Việt Nam và Thái Lan là hai thị trường mua nhiều nhất.
Gần đây người dân và doanh nghiệp Việt có xu hướng sang Campuchia thuê đất nông nghiệp. Lý do là bởi quỹ đất nông nghiệp của quốc gia này còn rất lớn, giá thuê thấp, chi phí thuê lao động làm việc cũng rẻ hơn so với Việt Nam.
Đến khi thu hoạch, những loại nông sản này được đưa trở lại Việt Nam để tiêu thụ. Như vậy, sẽ có lợi hơn về giá thành so với khi thuê đất nông nghiệp ở nước ta để sản xuất. Đây cũng là một phần lý do nông sản Campuchia xuất sang Việt Nam tăng mạnh như hiện nay.