Cập nhật giá cả thị trường nông sản hôm nay (9/8), giá cà phê tiếp tục giảm 100-400 đồng/kg. Trong khi giá tiêu tăng 1.000 đồng/kg so với hôm qua.
Giá cà phê hôm nay (9/8) giảm 100-400 đồng/kg
Theo khảo sát, giá cà phê nguyên liệu hôm nay tại Tây Nguyên tiếp tục giảm 100-400 đồng/kg so với hôm qua. Cụ thể, giá cà phê tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) báo giảm 300 đồng/kg xuống mức 34.300 đồng/kg. Tương tự tại huyện Di Linh (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay cũng giảm 300 đồng/kg xuống 34.200 đồng/kg.
Tương tự giá cà phê hôm nay tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Cư M'gar (ĐắkLắk) đồng loạt giảm 300 đồng/kg xuống lần lượt là 34.800 và 34.900 đồng/kg. Còn tại huyện Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay giảm ít hơn 100 đồng/kg xuống mức 34.800 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại Gia Lai giảm mạnh 400 đồng/kg xuống mức 34.900 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông giá cà phê hôm nay ghi nhận giảm 300 đồng/kg xuống dao động ở mức 34.800 đồng/kg.
Còn giá cà phê tại tỉnh Kon Tum báo giảm nhẹ 100 đồng/kg xuống mức 34.900 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê toàn miền hôm nay đang được thu mua trong khoảng 34.200 đồng/kg và 34.900 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay (9/8) tăng 1.000 đồng/kg
Theo khảo sát, giá hồ tiêu hôm nay tăng 1.000 đồng/kg so với hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh ĐắkLắk, Đắk Nông, Bình Phước giá tiêu hôm nay đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg lên mức 50.000 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giá tiêu hôm nay cũng ghi nhận tăng 1.000 đồng/kg lên dao động ở mức 51.000 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay (9/8) tăng 1.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại như Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay vẫn được thu mua ở mức 49.000 đồng/kg.
Như vậy, giá tiêu toàn miền hôm nay đang được thu mua trong khoảng từ 49.000 đồng/kg - 51.000 đồng/kg.
Theo các đơn vị chức năng, mức giá này các hộ sản xuất tiêu ở Tây Nguyên chưa có lãi thậm chí lỗ, vì giá thành sản xuất 1 kg tiêu đen ở khu vực Tây Nguyên đã tăng lên 45.000 – 47.000 đồng/kg do đầu tư tăng vào công chăm sóc, tưới nước, bón phân, thuốc trừ sâu đến công thu hoạch…
Nguyên nhân giá tiêu vẫn ở mức thấp là do Việt Nam và Brazil lượng tồn kho vẫn còn nhiều từ vụ thu hoạch trước, trong khi đó sức ép từ Indonesia và Malasyia khá lớn khi hai nước này bắt đầu thu hoạch vụ mới ngay trong tháng 7 và tháng 8. Đồng thời, các thương nhân xuất khẩu chưa đặt hàng cung ứng mới cho các hợp đồng tháng 8, trong khi các hợp đồng tháng 7 gần như đã hoàn tất. Bên cạnh đó, một số kho hạt tiêu có hiện tượng xả hàng đầu cơ do sức tăng không như kỳ vọng; lãi suất vốn vay bắt đầu trở thành gánh nặng nên cần thu hồi, chuyển đổi đầu tư. Do đó từ nay đến cuối năm giá tiêu khó có cơ hội hồi phục trở lại.