Thị trường giá nông sản hôm nay (28/9), giá cà phê tăng 100-200 đồng/kg. Trong khi giá tiêu đi ngang so với phiên giao dịch hôm qua.
Giá cà phê hôm nay (28/9) tiếp tục tăng 100-200 đồng/kg
Theo khảo sát, giá cà phê nguyên liệu hôm nay tại Tây Nguyên tiếp tục tăng 100-200 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua.
Giá cà phê hôm nay (28/9) tiếp tục tăng 100-200 đồng/kg.
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay tăng 100 đồng/kg lên dao động ở mức 32.300 đồng/kg. Còn tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay ghi nhận tăng nhẹ 100 đồng/kg lên mức 32.100 đồng/kg.
Tương tự, tại huyện Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê tăng 100 đồng/kg lên mức 32.900 đồng/kg. Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay cũng đồng loạt tăng 100 đồng/kg lên dao động ở mức 33.100 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, Kon Tum giá cà phê hôm nay ghi nhận tăng 100 đồng/kg lên lần lượt là 32.800 đồng/kg và 32.600 đồng/kg.
Còn tại Gia Lai gia cà phê hôm nay tăng 200 đồng/kg lên dao động ở mức 33.000 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê toàn miền đang dao động trong khoảng từ 32.300 đồng/kg và 33.100 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay (28/9) đi ngang
Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay không có biến động so với hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh ĐắkLắk, Đắk Nông, Bà Rịa – Vũng Tàu giá hồ tiêu hôm nay vẫn dao động ở mức 52.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước, Gia Lai giá tiêu hôm nay được thu mua ở mức 51.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai giá tiêu vẫn đang dao động ở mức thấp nhất toàn khu vực 50.000 đồng/kg.
Như vậy, giá tiều toàn miền hôm nay đang được thu mua trong khoảng từ 50.000-52.000 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay (28/9) đi ngang.
Từ cuối năm 2015 đến nay, hồ tiêu liên tục rớt giá và chạm đáy. Giá hồ tiêu hiện chỉ bằng gần 1/5 so với đỉnh giá khiến không ít người trồng tiêu ở khu vực Đông Nam bộ lao đao, nhất là những hộ mới trồng lúc giá ở mức cao. Hiện nguồn cung đang dư thừa nên trong ngắn hạn giá sẽ chưa thể tăng trở lại.
Cụ thể, khi giá tiêu tăng cao, gần 230.000 đồng/kg, ít ai ngờ, có ngày giá tiêu sẽ chỉ còn dưới 50.000 đồng/kg như hiện nay. Vậy nên, thời điểm cao giá, người dân ồ ạt tăng diện tích, đến mức các địa phương đã không thể đưa ra con số thống kê chính xác về diện tích trồng hồ tiêu tại Đông Nam bộ.
Chỉ đến khi giá tiêu giảm sâu như năm nay, buộc ngành chủ quản phải vào cuộc, người ta mới biết được diện tích thật của cây hồ tiêu đã “bùng nổ” vượt xa quy hoạch của ngành NN-PTNT.
Tại tỉnh Bình Phước, theo thống kê mới nhất, đến tháng 5-2018, toàn tỉnh có 17.178ha hồ tiêu, vượt 2.678ha so với quy hoạch (14.500ha vào năm 2020). Hồ tiêu tập trung nhiều nhất tại 2 huyện Lộc Ninh và Bù Đốp. Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, theo quy hoạch đến năm 2020, diện tích tiêu toàn tỉnh là 7.000ha, nhưng hiện diện tích tại đây đã là 13.000ha (vượt 85,7%) (tập trung nhiều nhất tại huyện Châu Đức với hơn 5.500ha).
Tuy nhiên, tăng mạnh nhất vẫn là tại Đồng Nai. Theo số liệu của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT-BVTV) thuộc Sở NN-PTNT tỉnh, chỉ trong khoảng 3 năm từ 2013 - 2015, diện tích hồ tiêu tăng ồ ạt và đến cuối năm 2017 đã đạt khoảng 17.000ha (tập trung nhiều nhất tại các huyện Cẩm Mỹ, Tân Phú và Trảng Bom), trong khi diện tích quy hoạch của tỉnh đến năm 2020 là 7.600ha (vượt 123,68%).