Thị trường giá nông sản hôm nay (26/10), giá cà phê giảm 100-200 đồng/kg. Trong khi giá tiêu tăng 1.000 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua.
Giá cà phê hôm nay (26/10) tiếp tục giảm 100-200 đồng/kg
Theo khảo sát, giá cà phê hôm nay tại Tây Nguyên tiếp tục giảm 100-200 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua.
Giá cà phê hôm nay (26/10) tiếp tục giảm 100-200 đồng/kg.
Cụ thể, tại tỉnh Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay giảm 100 đồng/kg xuống dao động ở mức 36.200 đồng/kg. Còn tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê cũng giảm 100 đồng/kg xuống mức 36.100 đồng/kg.
Tương tự tại Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay giảm 100 đồng/kg xuống dao động ở mức 36.800 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê ghi nhận giảm 100 đồng/kg xuống mức 36.700 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, Đắk Nông giá cà phê hôm nay cũng báo giảm nhẹ 100 đồng/kg xuống dao động ở mức lần lượt là 36.500 đồng/kg và 36.400 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Kon Tum giá cà phê tăng nhiều hơn 200 đồng/kg xuống mức 36.800 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê toàn miền đang dao động trong khoảng từ 36.100 đồng/kg - 36.800 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay (26/10) tiếp tục tăng 1.000 đồng/kg
Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay tiếp tục tăng 1.000 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giá tiêu hôm nay báo tăng 1.000 đồng/kg lên dao động ở mức 59.000 đồng/kg.
Tương tự, tại Bình Phước, Đồng Nai giá tiêu hôm nay cũng đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg lên lần lượt là 58.000 đồng/kg và 56.000 đồng/kg.
Còn tại các tỉnh Gia Lai, ĐắkLắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay không thay đổi vẫn dao động ở mức 57.000 đồng/kg.
Như vậy, giá tiều toàn miền hôm nay đang được thu mua trong khoảng từ 56.000-59.000 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay (26/10) tiếp tục tăng 1.000 đồng/kg.
Theo giới thương nhân xuất khẩu, lượng hạt tiêu xuất khẩu đáp ứng cho nhu cầu mùa đông là không hề nhỏ. Nhưng trước đây giới thương nhân châu Âu thường gom hàng mạnh từ Việt Nam ngay sau mùa thu hoạch nên khối lượng xuất khẩu về cuối năm có xu hướng giảm dần. Kết hợp theo đó là lãi suất âm của đồng Euro đã khuyến khích đầu cơ châu Âu càng gom nhiều hạt tiêu càng có lợi. Chỉ khi giá hạt tiêu trở nên đắt đỏ, các thị trường tiêu thụ phải xem xét túi tiền và tìm đến tận nguồn gốc để mua hàng trực tiếp nên giá tiêu thường đến mùa đông mới tăng vọt.
Thị trường nội địa Việt Nam cũng đã từng ghi nhận giá tiêu đen xô trong nước thường tăng mạnh ngay sau tháng chay Ranadan của Hồi Giáo, cũng là lúc giới đầu cơ hạt tiêu ở Dubai gom hàng.
Tuy nhiên, khuynh hướng cung lớn hơn cầu gần đây khiến giá tiêu giảm mạnh trên hầu hết các thị trường, đặc biệt là khi sản lượng tiêu Việt Nam vượt mốc 200.000 tấn/năm. Khi giá tiêu tăng, không chỉ Việt Nam mà nông dân nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng mở rộng diện tích trông hồ tiêu do họ có nhiều thuận lợi hơn về đất đai, điều kiện sản xuất, vốn đầu tư… Nổi bật là Brasil, được cho là thế lực mới trên thị trường hạt tiêu, có khả năng vươn lên là nhà sản xuất hồ tiêu lớn thứ hai thế giới.