Cập nhật giá cả thị trường nông sản hôm nay (18/7), giá cà phê hôm nay giảm từ 200-300 đồng/kg. Trong khi giá tiêu không có biến động so với hôm qua.
Giá cà phê hôm nay (18/7) giảm 200-300 đồng/kg
Theo khảo sát, giá cà phê nguyên liệu hôm nay ghi nhận giảm từ 200-300 đồng/kg so với hôm qua. Cụ thể, giá cà phê tại Đắk Nông báo giảm 300 đồng/kg xuống dao động ở mức 34.800 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay (18/7) giảm 200-300 đồng/kg.
Tương tự tại huyện Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay giảm tới 300 đồng/kg xuống mức 34.800 đồng/kg. Giá cà phê hôm nay tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Cư M'gar (ĐắkLắk) cũng giảm 300 đồng/kg xuống mức 34.900 đồng/kg.
Còn tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay ghi nhận giảm ít hơn 200 đồng/kg xuống mức 34.400 đồng/kg. Tương tự tại huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay cũng giảm 200 đồng/kg xuống dao động ở mức 34.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai, Kon Tum đồng loạt giảm 200 đồng/kg xuống lần lượt với mức 34.900 đồng/kg và 34.600 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê toàn miền đang được thu mua trong khoảng 34.400-39.000 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay (18/7) đi ngang
Theo ghi nhận, giá hồ tiêu hôm nay không có biến động so với phiên giao dịch hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giá tiêu hôm nay đang được thu mua ở mức cao nhất trong toàn miền 54.000 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay (18/7) đi ngang.
Giá tiêu hôm nay tại tỉnh ĐắkLắk, Đắk Nông, Gia Lai đang được thu mua ở mức 52.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước, Đồng Nai giá hồ tiêu đang dao động ở mức 53.000 đồng/kg.
Như vậy, giá giá hồ tiêu toàn miền hôm nay vẫn đang được thu mua trong khoảng từ 52.000-54.000 đồng/kg.
Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu thế giới cả về quy mô lẫn sản lượng. Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018 là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Pakistan và Đức với 37,8% thị phần.
Theo ý kiến của chuyên gia, bất cứ loại hàng hoá nào cũng vậy, khi thị trường luôn trong tình trạng cung vượt cầu thì giá sẽ giảm, và hồ tiêu cũng không ngoại lệ. Một khi sản lượng hồ tiêu của Việt Nam quá lớn thì giá phải rớt.
Tuy nhiên, rớt xuống áp sát giá thành sản xuất là điều không thể chấp nhận được, vì hiện nay hồ tiêu Việt Nam chiếm gần 60% sản lượng hồ tiêu toàn cầu chỉ cần Việt Nam ngưng bán trong một thời gian ngắn thì giá tiêu trong nước sẽ lập tức tăng trở lại.
"Nắm nguồn cung lớn trong tay ví như nắm con dao 2 lưỡi, nếu không điều tiết và chi phối được thị trường sẽ phải trả giá do áp lực bán ra. Để giải được bài toán này có 2 cách: ngừng bán khi giá xuống và kiên quyết giảm diện tích trồng hồ tiêu ở mức hợp lý có như vậy mới mong vực dậy giá tiêu trong nước.
Song, điều đáng nói là hiện có một số doanh nghiệp đã ký hợp đồng bán trước cả năm với giá thấp, nên họ rất cần giá xuống để mua vào", vị chuyên gia này khuyến cáo.