Cập nhật giá cả thị trường nông sản hôm nay 13/6, giá cà phê hôm nay giảm từ 100-200 đồng/kg. Trong khi giá hồ tiêu hôm nay vẫn không có biến động so với hôm qua.
Giá cà phê hôm nay (13/6) giảm từ 100-200 đồng/kg
Theo khảo sát, giá cà phê nguyên liệu hôm nay tại Tây Nguyên giảm từ 100-200 đồng/kg so với hôm qua.
Giá cà phê hôm nay (13/6) giảm từ 100-200 đồng/kg.
Cụ thể, tại Lâm Hà (Lâm Đồng) giá phê nguyên liệu hôm nay báo giảm 200 đồng/kg xuống mức 35.000 đồng/kg. Tương tự, giá cà phê tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) cũng ghi nhận giảm nhẹ 100 đồng/kg xuống mức 35.100 đồng/kg. Còn tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay không có biến động so với hôm qua vẫn ở mức 35.300 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) đồng loạt giảm 100 đồng/kg xuống lần lượt ở mức 36.000 đồng/kg và 35.900 đồng/kg. Còn tại huyện Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay báo giảm tới 200 đồng/kg xuống mức 35.900 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Gia Lai, Kon Tum giá cà phê hôm nay ghi nhận giảm 200 đồng/kg xuống lần lượt với mức 35.900 dồng/kg và 35.800 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại huyện Đắk Nông cũng ghi nhận giảm nhẹ 100 đồng/kg xuống mức 35.700 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay tại Tây Nguyên đang được thu mua trong khoảng từ 35.000 đồng/kg - 36.000 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay (13/6) không có biến động
Theo khảo sát, đây là phiên thứ 4 giá hồ tiêu không có biến động, toàn miền hôm nay vẫn dao động trong khoảng từ 56.000 đồng/kg - 59.000 đồng/kg. Cụ thể, giá hồ tiêu tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu vẫn ở mức cao nhất trong khu vực với giá 59.000 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay (13/6) không có biến động.
Tại tỉnh ĐắkLắk, Đắk Nông, Bình Phước giá hồ tiêu hôm nay vẫn dao động ở mức 58.000 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay tại tỉnh Bình Phước đang được thu mua ở mức 58.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đồng Nai giá hồ tiêu đang ở mức 56.000 đồng/kg, đây vẫn là địa phương có giá tiêu thấp nhất toàn miền.
Ông Nguyễn Văn Lâm, đại diện Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice Việt Nam (ở tỉnh Bình Dương) cho biết, khảo sát một số doanh nghiệp có quy mô khá lớn trong ngành xuất khẩu tiêu cho thấy sản lượng tiêu xuất khẩu tăng cao không phải do nhu cầu tiêu thụ của thị trường thế giới tăng đột biến mà do giá tiêu rẻ, các nước nhập khẩu tăng lượng tiêu dự trữ, vì thế sản lượng xuất khẩu tăng mà giá lại giảm.
“Tôi cho rằng sau 3 năm giá tiêu liên tục giảm, nhiều doanh nghiệp trữ tiêu tại Việt Nam và thế giới bắt đầu bán hàng tồn vì không còn vốn để cầm cự. Trong khi đó, nguồn cung tiêu vẫn lớn hơn cầu do diện tích tiêu lớn. Đây là cơ sở khiến giá tiêu khó khởi sắc trong một thời gian dài sắp tới” - ông Lâm nói.