Thị trường giá nông sản hôm nay (13/11), giá cà phê giảm 300-600 đồng/kg. Trong khi giá tiêu giảm mạnh 1.000-2.000 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua.
Giá cà phê hôm nay (13/11) giảm 300-600 đồng/kg
Theo khảo sát, giá cà phê hôm nay tại Tây Nguyên giảm 300-600 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua.
Giá cà phê hôm nay (13/11) giảm 300-600 đồng/kg.
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê báo giảm mạnh 500 đồng/kg xuống lần lượt là 35.200 đồng/kg và 35.100 đồng/kg. Còn tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê giảm ít hơn 400 đồng/kg xuống mức 35.200 đồng/kg.
Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê đồng loạt giảm 500 đồng/kg xuống mức 35.900 đồng/kg. Tương tự giá cà phê tại huyện Buôn Hồ (ĐắkLắk) cũng giảm 500 đồng/kg xuống mức 35.800 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Đắk Nông ghi nhận giảm mạnh 600 đồng/kg xuống mức 35.700 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai giá cà phê hôm nay giảm 500 đồng/kg xuống dao động ở mức 35.800 đồng/kg. Còn tại tỉnh Kon Tum giá cà phê giảm ít nhất 300 đồng/kg xuống mức 35.900 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê toàn miền đang dao động trong khoảng từ 35.100 đồng/kg - 35.900 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay (13/11) giảm mạnh 1.000-2.000 đồng/kg
Theo ghi nhận, giá hồ tiêu hôm tiếp tục giảm 1.000-2.000 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh Gia Lai giá tiêu hôm nay báo giảm mạnh 2.000 đồng/kg xuống mức 55.000 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay (13/11) giảm mạnh 1.000-2.000 đồng/kg.
Tương tự, tại tỉnh ĐắkLắk, Đắk Nông, Bình Phước giá tiêu hôm nay đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg xuống dao động ở mức 56.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước giá tiêu hôm nay cũng báo giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 57.000 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay tại tỉnh Đồng Nai cũng báo giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 55.000 đồng/kg.
Như vậy, giá tiều toàn miền hôm nay đang được thu mua trong khoảng từ 55.000-57.000 đồng/kg.
Theo bà Phạm Thị Thúy Yến, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, cung vượt cầu được xem là nguyên nhân chính khiến giá hồ tiêu giảm sâu. Không chỉ gia tăng sản xuất không theo quy hoạch, để tăng năng suất, tận dụng thời điểm giá cao, khi ứng phó với bệnh trên cây tiêu, nông dân trồng tiêu nhiều vùng đã lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Việc làm này đã dẫn đến tình trạng, sản phẩm tiêu chứa dư lượng các hoạt chất cấm cao, bị thị trường nhập khẩu cảnh báo, thậm chí từ chối nhập hàng.