Theo ghi nhận trên thị trường giá nông sản trong nước, giá tiêu hôm nay 28/8/2019 đi ngang so với phiên giao dịch hôm qua.
Cụ thể, giá hồ tiêu hôm nay tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk dao động ở mức 44.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được thu mua với mức cao nhất toàn miền 45.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai giá hồ tiêu hôm nay dao động ở mức 43.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại tỉnh Bình Phước được thu mua với mức 44.500 đồng/kg.
Còn giá tiêu hôm nay tại tỉnh Đồng Nai được thu mua với mức thấp nhất toàn miền 42.500 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay được thu mua trong khoảng từ 42.500 - 45.000 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay 28/8: Tiếp tục đi ngang.
Hạt tiêu là mặt hàng gia vị thiết yếu tại các nước Nam Á và Trung Đông, dùng xúc xích và nhiều món thịt chế biến sẵn tại châu Âu, châu Mỹ, Úc và New Zealand. Vì là mặt hàng thiết yếu nên nhu cầu có xu hướng ổn định dù giá tăng hay giảm.
Lợi dụng yếu tố này giới đầu cơ trên thị trường thế giới thường tạo ra biến động giá lớn để trục lợi. Việt nam đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu, chiếm hơn 50 % thị trường thế giới.
Tuy nhiên Việt nam phụ thuộc vào thị trường thế giới và thường chịu thiệt hại nặng nề về sản xuất và thị trường xuất khẩu sau những đợt biến động giá hạt tiêu. Giá thành sản xuất hạt tiêu tại Việt nam là khoảng 1.000 USD/tấn đối với hạt tiêu quảng canh và 1.500 USD/tấn đối với hạt tiêu thâm canh. Tuy nhiên năm 2016 có thời điểm giá hạt tiêu Việt Nam lên tới gần 13.000 USD/tấn.
Hạt tiêu Việt nam chiếm vị trí số 1 trên thị trường Pakistan -46% mặc dù chỉ chiếm 1,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam. Thị trường Pakistan nhập khẩu hạt tiêu Việt Nam trung bình ở mức 4.000 tấn/năm. Tuy nhiên do biến động giá hạt tiêu, nhập khẩu hạt tiêu tăng đột biến, cao điểm năm 2016 tăng lên gần 9.000 tấn, năm 2017 vẫn còn gần 8.000 tấn, và năm 2018 còn hơn 7.000 tấn.
Tồn kho lớn trên thị trường là nguyên nhân chính dẫn đến nhập khẩu hạt tiêu giảm. Nguyên nhân tiếp theo là do giá hạt tiêu Việt Nam tăng quá cao, nhiều doanh nghiệp chuyển sang nhập khẩu hạt tiêu Brazin, kích thích sản xuất hạt tiêu tại Brazin, giúp nước này trở thành đối thủ cạnh tranh với Việt Nam và các nước khác.
Nguyên nhân nữa là nhiều khách hàng truyền thống của Việt Nam bị thiệt hại nặng nề, thậm chí phá sản, dẫn đến Việt Nam mất khách hàng, giảm thị phần.