Giá heo miền Bắc
Theo ghi nhận, giá heo hơi ở miền Bắc đi ngang.
Cụ thể, thương lái tại Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình và Hà Nội đang cùng thu mua heo hơi với giá 68.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại neo ở mức 67.000 đồng/kg.
Giá giao dịch hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 67.000 - 68.000 đồng/kg.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Giá heo miền Trung-Tây Nguyên
Thị trường heo hơi miền Trung, Tây Nguyên cũng đi ngang trên diện rộng.
Trong đó, heo hơi tại Thanh Hóa, Lâm Đồng và Bình Thuận đang được giao dịch chung với giá cao nhất là 67.000 đồng/kg.
Thấp hơn ở mức 66.000 đồng/kg là giá thu mua được ghi nhận tại Nghệ An, Hà Tĩnh và Ninh Thuận.
Ngoại trừ Đắk Lắk đang neo ở mức 64.000 đồng/kg, các địa phương còn lại duy trì giao dịch với giá 63.000 đồng/kg.
Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 63.000 - 67.000 đồng/kg.
Giá heo miền Nam
Tại khu vực miền Nam, giá thu mua heo hơi cũng không có biến động mới so với ngày hôm qua.
Hiện tại, mức giao dịch thấp nhất được ghi nhận tại Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Bến Tre và Sóc Trăng là 66.000 đồng/kg.
Trong khi đó, thương lái tại Bình Dương, Vũng Tàu và Long An đang cùng thu mua heo hơi với giá 68.000 đồng/kg - cao nhất khu vực.
Giá heo hơi khu vực miền Nam dao động trong khoảng 66.000 - 68.000 đồng/kg.
Các chuyên gia nhận định, thị trường 3 miền thời gian vừa qua, liên tục bật tăng bà con chăn nuôi nắm bắt cơ hội giá tốt nên xuất chuồng khá nhiều dẫn đến cung vượt cầu điều này khiến giá heo chững lại theo. Tuy nhiên với lượng tiêu thụ khá tốt nên giá ở 3 miền chỉ đứng yên chứ không giảm. Các chuyên gia dự báo, giá heo sẽ tiếp tục ổn định và bật tăng trong thời gian tới.
Trong khi giá lợn có chiều hướng giảm thì bệnh dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến nay, cả nước đã phải tiêu hủy hơn 22.000 con lợn, tập trung tại Lạng Sơn, Bắc Kạn, Quảng Nam, Quảng Ninh…
So cùng kỳ năm 2023, số ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi tăng 2,4 lần; số lượng lợn phải tiêu hủy tăng gần 94 con; số thôn, xã/phường có dịch cũng tăng, nhiều ổ dịch đến nay vẫn chưa qua 21 ngày…
Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) Phan Quang Minh cho biết, nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát và lây lan diện rộng trong thời gian tới rất cao. Việc kiểm soát buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn, kiểm soát giết mổ lợn ở các địa phương còn phức tạp; chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, chưa bảo đảm yêu cầu về an toàn sinh học…
Để ngăn chặn nguy cơ bùng phát, lây lan của bệnh dịch tả lợn châu Phi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, thành phố chấn chỉnh công tác thú y tại tuyến huyện, tuyến xã; đẩy mạnh xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; hướng dẫn người dân áp dụng nghiêm ngặt biện pháp chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học. Bên cạnh đó, cần kịp thời phát hiện, cảnh báo, xử lý kịp thời, dứt điểm các ổ bệnh; ưu tiên nguồn lực tại chỗ của địa phương trong xử lý ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng.
Ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), năm 2025 sản lượng thịt heo của Việt Nam dự kiến đạt 4 triệu tấn, năm 2030 đạt 4,7 triệu tấn, tương ứng với mức tăng trưởng bình quân 3,1%/năm và thị trường thịt Việt Nam rất có tiềm năng phát triển.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho hay, tiêu thụ thịt heo toàn cầu dự kiến sẽ đạt 131 triệu tấn vào năm 2030, tăng 7,2% so với năm 2023. Tại Việt Nam và Hoa Kỳ, tiêu thụ thịt heo dự kiến tăng lần lượt là 28,3% và 11,7%.
Hiện nay, sản lượng thịt sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 95% sức tiêu thụ. Vì vậy, lĩnh vực chăn nuôi có nhiều tiềm năng, đang thu hút sự đầu tư mạnh mẽ từ cả nước ngoài và trong nước. Ngành thịt của Việt Nam sẵn sàng cho bước tăng trường đáng kể trong quá trình đáp ứng nhu cầu dân số ngày càng đông.
Mặc dù có tiềm năng lớn, nhưng thị trường thịt Việt Nam chưa được chuẩn hóa khi hơn 90% sản phẩm thịt heo trên thị trường không có thương hiệu. Trong khi đó, người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến các sản phẩm có thể truy xuất được nguồn gốc.