Giá heo hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Thái Bình giá heo hơi ở mức cao nhất cả nước 62.000 đồng/kg.
Các địa phương như Yên Bái, Ninh Bình, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên, Hà Nội, Vĩnh Phúc giá heo hơi ở mức 60.000 - 61.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Thái Nguyên, Lào Cai, Phú Thọ giá heo hơi được thu mua với mức 57.000 - 59.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 57.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 3/10/2022: Miền Bắc có giá cao nhất cả nước. Ảnh: Đình Phương
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Khánh Hòa, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Ngãi, Bình Định giá heo hơi được thu mua với mức 60.000 - 61.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng giá heo hơi đạt mức 57.000 đồng/kg và 58.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đắk Lắk, Ninh Thuận giá heo hơi đang ở mức thấp nhất toàn miền 56.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 56.000 - 61.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Long An giá heo hơi ở mức cao nhất toàn miền 61.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Bạc Liêu giá heo hơi được thu mua với mức 56.000 - 59.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang, Bến Tre giá heo hơi ở mức 51.000 - 54.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 51.000 - 61.000 đồng/kg.
Tìm nguồn thức ăn sẵn có để hạ giá thành
Trong báo cáo mới đây về ngành chăn nuôi, Tổng cục Thống kê cũng nhấn mạnh để ngành này phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong các tháng cuối năm, các trang trại phải tìm nguồn thức ăn sẵn có trong nước để hạ giá thành chăn nuôi.
Thực ra, muốn có lợi nhuận, bắt buộc người chăn nuôi phải tính toán đến phương án giảm giá thành. Việc tự trộn thức ăn bằng các nguyên liệu có sẵn như: Bắp, cám gạo, khoai mì... thay cho thức ăn công nghiệp bán sẵn trên thị trường đang được không ít chủ trang trại nuôi heo áp dụng đã tiết kiệm được 20-25% so với dùng thức ăn công nghiệp.
Còn trên thực tế, cho đến nay ngành chăn nuôi vẫn phải phụ thuộc chính vào nguồn thức ăn gia súc vốn dĩ lệ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Điều đó có thể thấy rõ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu về Việt Nam tháng 8/2022 tăng trở lại sau 2 tháng giảm liên tiếp.
Theo đó, tháng 8/2022 tăng 24,4% so với tháng 7/2022 và tăng 44,3% so với tháng 8/2021, đạt 573,32 triệu USD. Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2022 nhập khẩu nhóm hàng này đạt trên 3,65 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Với mức độ nhập khẩu như vậy nên giá thức ăn chăn nuôi từ đầu năm 2022 đến nay chỉ có tăng chứ chưa hề giảm và theo dự đoán sẽ rất khó giảm từ nay đến cuối năm.
Đó cũng là lý do mà thịt heo hơi trong nước không có lợi thế cạnh tranh với thịt ngoại do giá thành chăn nuôi trong nước còn cao. Chi phí đầu vào tăng cao cũng là nguyên nhân chính khiến giá heo hơi nội địa biến động mạnh. Cho nên, cả người chăn nuôi lẫn doanh nghiệp giết mổ, kinh doanh thịt và các sản phẩm từ thịt đều gặp khó khăn.