Giá heo hơi tại miền Bắc
Tuần qua, thị trường miền Bắc vẫn duy trì đà tăng nhanh vào đầu tuần, thậm chí tại Hà Nội, giá heo hơi đã đạt ngưỡng 71.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, trong những phiên cuối tuần, khu vực này bất ngờ quay đầu giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg tại nhiều tỉnh, thành. Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua trong khoảng 68.000 - 70.000 đồng/kg.
Trong đó, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội có mức giá cao nhất với 70.000 đồng/kg. Mốc thấp nhất 68.000 đồng/kg thuộc về cac tỉnh: Vĩnh Phúc, Nam Định, Phú Thọ. Còn lại các tỉnh khác giao dịch tại mốc 69.000 đồng/kg.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Khu vực miền Trung - Tây Nguyên cũng ghi nhận điều chỉnh trái chiều trong tuần qua. Theo khảo sát mới nhất, heo hơi tại thị trường này đang được giao dịch trong khoảng 64.000 - 68.000 đồng/kg.
Trong đó, giá heo hơi tại Thanh Hoá biến động giảm nhẹ 1.000 đồng/kg, còn 68.000 đồng/kg, cùng giá với Nghệ An. Các tỉnh, thành còn lại tăng rải rác 1.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Khác với hai khu vực trên, giá heo hơi tại thị trường phía Nam vẫn giữ đà tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg tại hầu hết các tỉnh, thành trong suốt tuần qua.
Hiện heo hơi tại Đồng Nai, Bình Dương và Đồng Tháp đang được giao dịch với giá 67.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Các địa phương còn lại trong vùng mua bán chênh lệch trong khoảng 64.000 - 66.000 đồng/kg.
Nhìn chung, đà giảm đã xuất hiện tại miền Bắc và khu vực Bắc Trung Bộ, dự báo sẽ có khả năng kéo dài đến tuần sau. Theo khảo sát, giá heo hơi trên cả nước hiện dao động trong khoảng 64.000 - 70.000 đồng/kg.
Theo quy luật của thị trường, thời điểm từ tháng 6 đến tháng 8, giá thịt lợn sẽ có xu hướng giảm nhẹ do đây là thời gian nghỉ hè của học sinh. Song, vào khoảng đầu tháng 9, giá thịt lợn có thể nhỉnh trở lại.
Tuy nhiên, thời gian này của năm nay, một số tỉnh khu vực phía Bắc bị thiệt hại cả sản xuất lẫn chăn nuôi do ảnh hưởng của bão số 3.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bão số 3 đã gây ra thiệt hại ở mức rất lớn khiến hơn 21 nghìn con gia súc, 2,6 triệu con gia cầm bị chết. Đây là những con số thống kê ban đầu về số lượng, còn về giá trị thiệt hại là chưa thể tính toán hết được. Đáng chú ý, có những trang trại chăn nuôi bị ngập, làm chết hàng nghìn con lợn; số khác phải "bán chạy" do chuồng trại bị hư hỏng.
Đáng chú ý, thị trường miền Bắc hiện đang tồn tại một nghịch lý, chỗ bán rất rẻ, chỗ lại bán với giá rất đắt. Theo đó, ở những nơi bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, nhiều hộ chăn nuôi chưa thể tái thiết lại chuồng trại nên phải bán tháo, chỉ khoảng 1,5 - 2,5 triệu đồng/con, tương đương bằng khoảng 1/3 so với thị trường.
Ông Nguyễn Văn Trọng - nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn) e ngại rằng con số đàn lợn thiệt hại thực tế cao hơn nhiều lần so với thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Không những vậy, sắp tới đây nếu xảy ra dịch bệnh, đàn lợn sẽ còn hao hụt tiếp. Nguồn cung được dự báo sẽ tiếp tục giảm, điều này sẽ đẩy giá lợn hơi tăng lên.
Nhận định về giá lợn hơi cho dịp Tết Nguyên sắp tới, ông Nguyễn Văn Trọng cho hay, trong đợt mưa lũ vừa qua, nhiều hộ đang nuôi lứa lợn để chuẩn bị cho Tết nhưng phần nhiều trong số này thiệt hại. Để nuôi lợn thương phẩm, cần ít nhất 5 tháng, nhưng hiện tại đã bước sang tháng 9 (âm lịch), do đó việc tái đàn trở lại phục vụ cho dịp Tết là thách thức lớn.
Bởi, để tái thiết lại chuồng trại, đảm bảo vệ sinh, chuẩn bị con giống và quan trọng hơn là nguồn vốn.