Giá heo hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam, Hà Nội, Nam Định, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thái Bình giá heo hơi ở mức 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Sơn La giá heo hơi ở mức thấp nhất toàn miền 51.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 51.000 - 54.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 25/1/2023: Ngành chăn nuôi phấn đấu tăng giá trị sản xuất từ 3,5-4%. Ảnh: Đỗ Khải
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận giá heo hơi được thu mua với mức 54.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Khánh Hòa, Gia Lai giá heo hơi ở mức 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk giá heo hơi được thu mua với mức 51.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 51.000 - 54.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Cà Mau giá heo hơi ở mức cao nhất toàn miền 54.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bến Tre, Hậu Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Bạc Liêu giá heo hơi ở mức 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh giá heo hơi đạt mức 51.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 51.000 - 54.000 đồng/kg.
Năm 2023, ngành chăn nuôi phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất từ 3,5-4%
Năm 2023, ngành chăn nuôi dự báo sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Đó là dịch Covid-19 dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp; việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trong năm 2022 tác động kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và thị trường sản phẩm chăn nuôi năm 2023.
Bên cạnh đó, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm còn xảy ra ở một số địa phương, tuy đã được khống chế nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Chi phí sản xuất, chi phí trung gian, giá thành sản phẩm chăn nuôi trong nước vẫn ở mức cao.
Dù vậy, ngành chăn nuôi cũng có những thuận lợi nhất định khi tiếp tục nhận được sự quan tâm của Trung ương, địa phương, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc chủ động duy trì và phát triển chăn nuôi, thị trường sản phẩm chăn nuôi từng bước đi vào ổn định, công tác kiểm tra an toàn thực phẩm được tăng cường triển khai.
Đáng chú ý, việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 sẽ góp phần tiếp tục phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá, có định hướng thị trường, đáp ứng đủ các loại nhu cầu thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng trong nước và định hướng xuất khẩu những sản phẩm có tiềm năng như: thịt heo, thịt gia cầm, trứng, các sản phẩm sữa, mật ong chế biến, thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, vấn đề toàn cầu hóa về thị trường, việc hội nhập sâu rộng của nước ta với thế giới đã góp phần mở ra nhiều cơ hội tiếp cận với thế giới cho sản phẩm chăn nuôi,...
Với những thuận lợi đan xen khó khăn, thách thức, trong năm 2023, toàn ngành chăn nuôi phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất từ 3,5-4%. Sản lượng thịt hơi đạt 7,27 triệu tấn (trong đó sản lượng thịt heo hơi 4,5 triệu tấn); sản lượng trứng 19,1 tỷ quả; sản lượng sữa trên 1,25 triệu tấn; sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp quy đổi đạt trên 21 triệu tấn. Tỷ lệ bò lai ước đạt từ 65% tổng đàn bò; tỷ lệ heo nái ngoại 30%…