Giá heo hơi xuống đáy kỷ lục trong 20 năm trở lại đây là làm cho người chăn nuôi gần như mất trắng. Trong khi giá heo hơi mà các thương lái mua tại các trang trại chỉ từ 24.000-28.000 đồng/kg thì giá thịt heo tại các chợ và siêu thị vẫn ở mức cao 80.000-100.000 đồng/kg. Nhiều chương trình được triển khai để “giải cứu heo” giúp người chăn nuôi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế những chương trình này chỉ là tạm thời, bởi heo nuôi lớn thì phải bán.
Từ câu chuyện “giải cứu heo” , trước đó là “giải cứu dưa hấu”, “giải cứu chuối” mới dấy lên hồi chuông báo động về thị trường đầu ra của nông sản. Trong khi người nông dân mừng vì được mùa thì đột ngột thương lái ép giá, thậm chí không mua và người nông dân phải chờ “giải cứu.”
Nhiều điểm bán hàng được lập ra để "giái cứu heo" |
Để không phải lặp lại tình hình này lần nữa, chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng đưa ra 5 giải pháp:
Thứ nhất, rà soát lại quy hoạch trong cả nước để biết được loại từng loại đất, khí hậu thích hợp với loại cây trồng gì, con gì. Đặc biệt, cần phải có đề án nghiên cứu khoa học để tạo ra sản phẩm thích hợp.
Thứ 2, phải có sự đầu tư chiều sâu tức là đầu tư theo chuỗi để tạo sản phẩm mang tính chất vừa đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế, như thế có thể dễ dàng xuất khẩu. Một ví dụ minh họa, đó là loại cá da trơn. Hiện nay, Mỹ đang trả lại loại cá này, thế thì phải đánh giá xem, nước ao, thức ăn thế nào,… Phải đầu tư chiều sâu theo chuỗi, kiểm soát lại từ khâu đầu vào là thức ăn , giống cá, cách chăm sóc và cách thu hoạch thì phải giữ chất lượng. Khi thu hoạch về cá, tôm, hay bất cứ loại hoa màu nào khác thì nước ta bị mất giá rất nhiều, nhưng sau đó lại kiếm thị trường khác, như vậy là không được mà cần phải đầu tư chiều sâu.
Thứ 3, nhà nước phải làm dự báo, các cơ quan thống kê, nghiên cứu và thông tin đến tận vùng miền, cảnh báo cho người dân. Những người nông dân họ cần phải có dự báo, dự đoán về nhu cầu thị trường, có cầu thì mới làm cung. Ví dụ như dự báo là trong mùa tới sẽ có bao nhiêu thanh long, dưa hấu, chuối hay thịt heo. Phải dự báo về lượng để tuyên truyền và thuyết phục nhân dân để có sự chuyển hóa thích là là nông dân sẽ tiếp tục nuôi trồng hay tạm thời chuyển sang loại hoa màu, chăn nuôi gia súc khác. Dự báo phải mang tính chất thời vụ, vì có khi nông dân trúng mùa mà không được giá.
Thứ 4, đó là phải tìm thị trường. Đứng từ góc độ nhà nước để tìm thị trường đầu ra cho nông sản. Chẳng hạn như Bộ Công thương phải có những chi phí xúc tiến, chi phí đầu tư. Và những chi phí này phải đoàn xúc tiến, có thể cho nông dân đi theo để thấy rõ được nhu cầu thị trường, biết được nông sản như thế nào thì nước ngoài họ mới nhập.
Thứ 5, khuyến khích người tiêu dùng trong nước phát triển, người Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam. Phải có cuộc vận động chia sẻ thông tin. Nguyên nhân là người Việt mình chưa tin tưởng, chưa đủ tín nhiệm nên mới không sử dụng. Nếu hàng Việt Nam đạt chuẩn, đạt chất lượng, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thì người ta sẽ mua. Người Việt nên tự tiêu thụ, cần có sự chia sẻ cộng đồng.
Bên cạnh đó, thời gian tới cần phải thành lập Ban chỉ đạo đặc biệt để người sản xuất cảm thấy có nơi được tư vấn, nơi để hỗ trợ, giúp đỡ.