Đó hoàn toàn là sự thật. Chuỗi cửa hàng bán lẻ phổ biến nhất thế giới, có mặt trên mọi con đường, ngóc ngách hay những trạm dừng trên trên đường cao tốc đang dần thống trị thế giới.
Thống kê cho thấy đến nay chuỗi 7-Eleven đã có mặt tại 17 quốc gia với 56.400 cửa hàng, riêng Nhật Bản có hơn 15.000 cửa hàng.
Mỹ đứng thứ hai với 8.116 cửa hàng, theo sau là Thái Lan và Hàn Quốc với khoảng 7.000 cửa hàng mỗi nơi. Sự mở rộng và thâm nhập nhiều thị trường mới còn tiếp tục cho đến hôm nay.
Trong thế giới bận rộn như hiện nay, sự tiện lợi đang trở thành một giá trị mang tính phổ quát. Trong khi những nhà bán lẻ khác gặp khó khăn trong việc nhân rộng mô hình ra nước ngoài thì 7-Eleven đã mở rộng tới 17 quốc gia khác nhau.
Khởi nghiệp tại Dallas, Mỹ vào năm 1927 hiện tại "tổng hành dinh" của 7-Eleven được đặt tại Nhật Bản – đồng thời là quê hương của công ty mẹ Seven &I Holdings Co.
Hiện tại, 7-Eleven đang nhắm tới việc phát triển trên khắp Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ và Canada.
Tại Mỹ, chuỗi cửa hàng này nhắm tới thị trường là những thành phố lớn như New York và Charlote và họ hy vọng chiến lược này cũng mang lại hiệu quả ở thị trường Đài Loan và Tokyo.
Tổng cộng những thị trường này mang lại lợi nhuận khổng lồ cho 7-Eleven. Năm 2015, doanh số bán hàng của 7-Eleven đạt 6,4 tỷ USD, lợi nhuận đạt hơn 300 triệu USD.
Tuy nhiên, điều thú vị của 7-Eleven là cửa hàng của họ có mô hình không giống nhau ở từng quốc gia.
Nếu như ở Mỹ, 7-Eleven hơi giống các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini khác, ngoại trừ việc họ có thứ đồ uống Slurpee tuyệt ngon thì ở những nơi khác, đặc biệt châu Á, 7-Eleven đã trở thành một phần của cuộc sống.
Ở Indonesia, 7-Eleven giống như một quán cà phê quen thuộc với 65% khách hàng dưới độ tuổi 30. Các cửa hàng cung cấp wifi miễn phí, bàn ghế để ngồi cả bên trong và bên ngoài, và thường có cả “nhạc sống”. Giới trẻ tụ tập hàng đêm, sau những giờ học và làm việc căng thẳng.
Với người Đài Loan, 7-Eleven thậm chí còn phổ biến hơn cả Starbucks với người Texas. Tại Đài Bắc, có 4.400 địa điểm cho một thành phố 23 triệu người, với nhiều phố thậm chí còn có trên hai cửa hàng.
“Mô hình của chúng tôi rất dễ thích nghi”, Dan Porter – Phó chủ tịch mảng bất động sản của 7-Eleven chi nhánh Bắc Mỹ nói. “Việc linh hoạt trong lựa chọn địa điểm mở cửa hàng cho phép chúng tôi có lợi thế cạnh tranh”.
Hiện tại, hầu hết các cửa hàng 7-Eleven tại Mỹ và nước ngoài đều theo hình thức nhượng quyền và những đơn vị được khuyến khích điều chỉnh cửa hàng của họ cho phù hợp với thị hiếu của địa phương.
Siegel đến từ New Jersey có sở thích ghé thăm các 7-Eleven mới mỗi lần đi công tác hay du lịch ở đâu đó. “Tại Manhattan, 7-Eleven có khoai tây chiên hữu cơ. Tại Monsey, New York có kẹo Bazooka từ Israel và nhiều sản phẩm mới lạ khác”.
Chiến lược địa phương hóa của 7-Eleven thực sự lợi hại. Torsten Stocker đến từ công ty tư vấn chiến lược Monitor Group đánh giá đây là "một mô hình kinh doanh tốt".
Ông nói trong một email: "Các đối tác địa phương của 7-Eleven luôn có hiểu biết rất rõ về môi trường kinh doanh ở thị trường của họ. Điều này cho phép họ phát triển rất nhanh chóng mà lại tốn ít chi phí đầu tư”.
Như những gì lãnh đạo 7-Eleven Đài Loan có nói: "Bất cứ đâu có nhu cầu, ở đó có 7-Eleven. Sản phẩm của chúng tôi có thể len lỏi tới khắp miền núi, vùng nông thôn và hải đảo".
Tại Mỹ, 7-Eleven sử dụng chiến lược "xâm nhập thị trường" đặc biệt tại các khu vực thành thị. Năm 2011, 7-Eleven đã mở 55 cửa hàng mới tại North Carolina, 183 cửa hàng tại Florida và 188 cửa hàng tại New York.
Cuối cùng, 7-Eleven luôn cam kết giúp đỡ các cửa hàng nhượng quyền tốt nhất có thể thông qua chương trình chuyển đổi bài bản.
Cụ thể, để giúp các cửa hàng nhượng quyền vẫn giữ được lõi của thương hiệu, 7-Eleven gửi những chuyên gia tư vấn tới các cửa hàng nhượng quyền cứ 2 lần một tuần. 7-Eleven cũng cung cấp những công cụ phân tích dữ liệu cho phép các cửa hàng nhượng quyền có thể theo dõi chính xác những gì bán ra trong thời gian thực. “Chúng tôi tiếp tục theo dõi và bỏ những sản phẩm bán chậm”.
Trong khi hiện nay rất nhiều nhà bán lẻ sử dụng cùng một công cụ phân tích thì ngay từ giữa những năm 1990, 7-Eleven đã là chuỗi đầu tiên tại Mỹ áp dụng công nghệ vào khâu bán hàng. Hệ thống thông tin bán lẻ cho phép 7-Eleven ứng dụng những xu hướng mới nhanh hơn đối thủ.
“Chúng tôi rất tức thời trong việc áp dụng những thay đổi trong mô hình tiêu dùng hàng ngày. 7-Eleven luôn có những sản phẩm mới trong cửa hàng, bao gồm những cả những sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường, thậm chí là độc quyền”.