Thứ 6, 01/11/2024, 12:22 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cung ứng nông sản tại Hà Nội: "Vùng đỏ" gọi, "vùng xanh" sẵn sàng

Cung ứng nông sản tại Hà Nội: "Vùng đỏ" gọi, "vùng xanh" sẵn sàng
(Tieudung.vn) - Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND của UBND TP Hà Nội, các địa phương “vùng xanh” như Sóc Sơn, Mê Linh, Quốc Oai, Thanh Oai… đang tích cực chỉ đạo, hướng dẫn bà con duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp, bảo đảm nguồn cung cho “vùng đỏ”, cũng như nhu cầu của người dân Thủ đô trong mọi tình huống.

Duy trì sản xuất

Những ngày giãn cách , tại một trong những vựa rau lớn của Hà Nội là thôn Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh), người dân vẫn không một ngày nghỉ. Sáng sớm, bà con đã xuống đồng để chăm sóc, thu hái diện tích rau màu. Thời gian qua, dù dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn, tuy nhiên, việc canh tác rau màu vẫn được người dân nơi đây duy trì, tuy nhiên, linh hoạt theo nhu cầu của .

“Thời gian này bà con chủ yếu trồng au ăn lá. Mỗi sào canh tốt có thể thu hoạch được 8 tạ rau. Hiện, giá cả vẫn còn biến động, việc tiêu thụ cũng chỉ ở mức tương đối ổn định nên chúng tôi cũng điều chỉnh sản xuất căn cứ vào tín hiệu thị trường…” - chị Nguyễn Thị Hiền, một nông dân thôn Đông Cao, .

Cung ứng nông sản tại Hà Nội: "Vùng đỏ" gọi, "vùng xanh" sẵn sàng

Chăm sóc đàn lợn tại trang trại thuộc xã Phú Minh (huyện Sóc Sơn). Ảnh: Trọng Tùng

Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh Phạm Thành Đô cho biết, diện tích canh tác rau màu hàng năm của địa phương vào khoảng 3.500ha. Trung bình mỗi tháng, vựa rau của huyện cung ứng cho thị trường từ 9.000 - 12.000 tấn rau. Thời gian qua nguồn cung vẫn được duy trì thường xuyên, góp phần đáp ứng nhu cầu về rau xanh cho người dân Thủ đô nói riêng.

Tại vựa rau xã Yên Sơn (huyện Quốc Oai), hoạt động sản xuất cũng diễn ra khá tất bật. Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Yên Sơn Nguyễn Văn Dũng, cho biết diện tích canh tác rau màu trên địa bàn xã là 51ha. Trong đợt giãn cách xã hội vừa qua, chính quyền địa phương đã vào cuộc kịp thời hỗ trợ tiêu thụ rau màu cho bà con nên không xảy ra tình trạng dư thừa. Hiện nông dân bắt đầu xuống giống trồng các loại rau màu vụ Đông như cà chua, bắp cải, su hào… 

Tại huyện Sóc Sơn, các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng được duy trì trong suốt thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt là hoạt động chăn nuôi. Chị Nguyễn Thị Thu Thoan - chủ cơ sở chăn nuôi gà thịt tại xã Hiền Ninh cho biết, mỗi tháng gia đình vẫn cung ứng cho thị trường khoảng 1.000 con gà thịt. Hiện, gia đình chị đang mở rộng quy mô chuồng trại để tiếp tục tăng tổng đàn vật nuôi.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn Hoàng Chí Dũng cho biết, thực tế thời gian qua, do giãn cách xã hội nên hoạt động chăn nuôi bị ảnh hưởng nhất định. Dù vậy đến nay, nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh nên chăn nuôi vẫn được duy trì khá ổn định. Đặc biệt, với khoảng 90.000 con lợn, huyện Sóc Sơn là một trong những địa phương đang duy trì được tổng đàn top đầu Hà Nội. 

Không lo đứt gãy khâu tiêu thụ

Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Tam Hưng (huyện Thanh Oai) Đỗ Văn Kiên chia sẻ, vụ Mùa 2021, hợp tác xã gieo cấy 400ha lúa Bắc thơm số 7 và gần 250ha lúa nếp cái hoa vàng sản xuất theo quy trình VietGAP. Nhờ xây dựng chuỗi liên kết với một số DN nên kể cả khi TP tiếp tục kéo dài thời gian giãn cách xã hội, khâu tiêu thụ sản phẩm gạo của HTX cũng không bị ảnh hưởng.

“Dự kiến trong tháng 10 tới, sản lượng lúa gạo lên tới hàng trăm tấn bảo đảm cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ tại chỗ là hàng chục bếp ăn tập thể trên địa bàn huyện, và xuất bán qua các kênh bán lẻ siêu thị khu vực nội thành…” - ông Đỗ Văn Kiên thông tin thêm. 

Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn Hoàng Chí Dũng cho biết, hiện đơn vị đang tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn hỗ trợ bà con đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là khẩn trương thu hoạch lúa vụ Mùa 2021.

“Tổng diện tích gieo cấy toàn huyện là 9.500ha. Vừa rồi đi thăm lúa chúng tôi thấy rất đẹp nên dự kiến năng suất có thể đạt 59 - 60 tạ/ha” - ông Hoàng Chí Dũng cho biết. 

Cung ứng nông sản tại Hà Nội: "Vùng đỏ" gọi, "vùng xanh" sẵn sàng

Người dân ''vùng đỏ'' và trên địa bàn Hà Nội nói chung không thiếu nguồn cung nông sản

Bên cạnh duy trì hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm, bảo đảm nguồn cung trước mắt, huyện Sóc Sơn cũng đang triển khai hỗ trợ người dân trồng cây vụ Đông 2021. Trong đó, triển khai chính sách hỗ trợ giống cây khoai tây, bí đỏ cho khoảng 50 - 60ha diện tích canh tác tại các địa phương chuyên canh, bảo đảm cung ứng thêm nguồn hàng cho người dân các địa phương nội đô.

Trong khi đó, để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm những tháng cuối năn, huyện Quốc Oai đã xây dựng phương án sản xuất mới, phấn đấu tăng diện tích cây trồng vụ Đông 2021 đạt 1.100ha (tăng 300ha) so với năm 2020. Cùng với đó hướng dẫn nông dân mở rộng diện tích sản xuất rau trái vụ, rau vụ Đông sớm khoảng 150 - 200ha tại các huyện có đất vùng bãi, diện tích chuyên canh rau. 

Huyện Quốc Oai cũng sẽ tập trung hỗ trợ, hướng dẫn phát triển một số đối tượng nuôi trồngthuỷ sản ngắn ngày, có năng suất cao như cá rô phi đơn tính, cá chép lai ứng dụng công nghệ cao... Duy trì và phát triển diện tích mô hình nuôi kết hợp cá - lúa khoảng 400ha ở các xã ven sông Tích. 

Đảm bảo chống dịch, duy trì sản xuất

Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, việc duy trì ổn định sản xuất trên cơ sở bảo đảm an toàn phòng dịch Covid-19 là nhiệm vụ quan trọng được đặt ra. Tại các huyện ngoại thành gồm Sóc Sơn, Mê Linh, Quốc Oai, Thanh Oai… bà con được tuyên truyền, hướng dẫn về việc tập trung duy trì sản xuất nhưng không quá 5 người/khu vực, bảo đảm khoảng cách 2m giữa hai người để tránh lây lan dịch bệnh.

Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Kim An (huyện Thanh Oai) Đỗ Hùng Cường, cho biết hiện nay, việc sản xuất và tiêu thụ rau của người dân diễn ra khá thuận lợi. Ở đó, việc bảo đảm các quy định phòng dịch được đơn vị tuyên truyền, nhắc nhở thường xuyên đến thành viên. “Các hộ dân trong hợp tác xã đang đẩy mạnh việc sản xuất các giống rau ngắn ngày, bảo đảm nguồn cung liên tục...” - ông Đỗ Hùng Cường cho hay.

Vừa qua, huyện Thanh Oai đã có văn bản yêu cầu 23 hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn chủ động xây dựng kịch bản sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới. Trong đó, tập trung trồng luân canh các giống rau ngắn ngày và chuẩn bị nguồn giống gia súc, gia cầm để tăng đàn vật nuôi... Qua đó, tăng nguồn cung nông sản, đảm bảo nhu cầu về lượng thực thực phẩm cho người dân địa phương cũng như sẵn sàng cung ứng cho các quận nội thành. 

“Huyện đã giao cho Phòng Kinh tế và Phòng Quản lý đô thị rà soát các đối tượng đề nghị cấp giấy lưu thông cho phương tiện vận chuyển vật tư, hàng hóa để tham mưu Sở GTVT Hà Nội cấp cho DN, hợp tác xã trên địa bàn vận chuyển hàng hóa, nông sản cho nông dân. Đồng thời, xây dựng phương án hỗ trợ vận chuyển hàng hóa, nông sản, đảm bảo chuỗi cung cầu thông suốt” - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Nguyễn Trọng Khiển thông tin.

Cùng với các huyện Sóc Sơn, Quốc Oai, Thanh Oai, huyện Mê Linh cũng đang chỉ đạo Phòng Kinh tế và các xã, thị trấn đẩy mạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp để bảo đảm nguồn cung cho thị trường. Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Lê Văn Khương cho biết, huyện sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh, người dân trên địa bàn khôi phục, mở rộng sản xuất. Song, phải tuyệt đối tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Thời gian tới, huyện Mê Linh sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm các phương án hỗ trợ DN, hợp tác xã, chủ thể vừa sản xuất, kinh doanh vừa phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả trong tình hình mới. Đồng thời, phối hợp với các sở ngành xây dựng phương án kết nối, tiêu thụ nông sản cho bà con, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho người dân trên địa bàn Hà Nội nói chung.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương, toàn TP hiện có hơn 5.000ha sản xuất rau an toàn, trong đó có 45 mô hình rau áp dụng Hệ thống bảo đảm chất lượng nội bộ (PGS) với tổng diện tích hơn 1.800ha. Mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, thị trường tiêu thụ biến động, nhưng ngành nông nghiệp Hà Nội vẫn triển khai các giải pháp nhằm duy trì sản xuất, bảo đảm nguồn cung, không để hoạt động sản xuất rau bị đứt gãy hoặc bị đình trệ trong thời gian dịch Covid-19; không để xảy ra nguy cơ khan hiếm nguồn rau xanh sau khi dịch bệnh được khống chế, nhất là dịp cuối năm...
Tags:
4.7 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Giá ngoại tệ ngày 1/11/2024: USD tiếp tục giảm
(Tieudung.vn) - Giá ngoại tệ ngày 1/11/2024, đồng USD tiếp tục giảm, xuống 103,9 điểm.
 
Giá vàng ngày 1/11/2024: CEO tài chính thế giới giải mã giá vàng tăng
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 1/11/2024, vàng trong nước duy trì ổn định. Ở chiều ngược lại giá vàng thế...
 
Đánh thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ: làm sao đơn giản, tiết kiệm chi phí?
(Tieudung.vn) Trước sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới, việc bãi bỏ chính sách...

Giá - Sản phẩm

Giá heo hơi ngày 1/11/2024: Miền Bắc cao nhất cả nước
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 1/11/2024, duy trì ổn định trên cả 3 miền, dao động trong khoảng 58.000...
 
Giá nông sản ngày 1/11/2024: Cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu lao dốc
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 1/11/2024, cà phê tăng 600 đồng/kg nằm trong khoảng 108.800-109.200 đồng/kg. Hồ tiêu giảm...
 
Giá xăng tiếp tục giảm, RON 95 chỉ còn 20.500 đồng/lít
(Tieudung.vn) Liên Bộ Công Thương Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu, áp dụng từ 15 giờ...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.20933 sec| 874.633 kb