Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng cho biết, 9 tháng đầu năm nay, đã có 43 tỉnh, TP giảm được số người chết vì TNGT.
Trong đó 9 địa phương giảm trên 20% số người chết là: Cao Bằng, Cà Mau, Quảng Ninh, Lào Cai, Thái Nguyên, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Yên Bái. Đặc biệt Cà Mau, Cao Bằng, Quảng Ninh giảm trên 35%.
Trong đó 9 địa phương giảm trên 20% số người chết là: Cao Bằng, Cà Mau, Quảng Ninh, Lào Cai, Thái Nguyên, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Yên Bái. Đặc biệt Cà Mau, Cao Bằng, Quảng Ninh giảm trên 35%.
|
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet. |
Dù những kết quả đạt được trong phòng ngừa TNGT trên cả nước thời gian qua là rất tích cực, nhưng ông Khuất Việt Hùng cũng cho biết vẫn còn 15 tỉnh, TP có số người chết vì TNGT tăng so với cùng kỳ 2016.
Trong đó 8 tỉnh tăng trên 10% là: Quảng Bình, Khánh Hòa, Quảng Trị, Cần Thơ, Hải Phòng, Tuyên Quang, Hậu Giang, Lai Châu; 2 tỉnh có số người chết tăng trên 40% là: Hậu Giang, Lai Châu.
Tính từ ngày 16/12/2016 - 15/9 vừa qua, toàn quốc đã xảy ra 58 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng làm 188 người chết, bị thương 170 người.
Một số vụ điển hình như: vụ TNGT đường sắt tại khu gian Lăng Cô - Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) ngày 20/2 làm 3 người chết, 2 người bị thương; vụ TNGT tại Bình Định, ngày 24/4 làm 4 người chết, 2 người bị thương; 01 vụ TNGT hàng hải tại Vũng Tàu ngày 28/3 làm 9 người chết; vụ TNGT giữa xe khách và xe tải tại Gia Lai ngày 7/5 làm 13 người chết, 35 người bị thương…
Ông Hùng thông tin thêm, theo báo cáo sơ bộ của Công an các địa phương, nguyên nhân dẫn đến các vụ TNGT nghiêm trọng đa phần đều liên quan đến xe ô tô kinh doanh vận tải, mà đặc biệt là xe ô tô tải.
Các vụ TNGT phần lớn đều do lái xe vi phạm quy định về: tốc độ, làn đường, kỹ năng lái xe kém… TNGT thường xảy ra trên các tuyến QL, nơi có đông phương tiện qua lại, hoặc các tuyến đường đèo dốc, địa hình hiểm trở, quanh co, tầm nhìn hạn chế…
Hoặc do người điều khiển phương tiện đường bộ vi phạm quy định ATGT khi vượt qua đường sắt tại các lối đi dân sinh (hiện vẫn tồn tại 4.268 lối). Hoặc sử dụng phương tiện gia dụng không bảo đảm chất lượng, không có dụng cụ cứu sinh, chở quá số người quy định trên các phương tiện thủy.
Đặc biệt, phần lớn nạn nhân tử vong trong các vụ TNGT có liên quan đến xe máy và xe kinh doanh vận tải, nhiều nạn nhân có tuổi đời còn trẻ và đa phần ở các vùng nông thôn
Tính từ ngày 16/12/2016 - 15/9 vừa qua, toàn quốc đã xảy ra 58 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng làm 188 người chết, bị thương 170 người.
Một số vụ điển hình như: vụ TNGT đường sắt tại khu gian Lăng Cô - Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) ngày 20/2 làm 3 người chết, 2 người bị thương; vụ TNGT tại Bình Định, ngày 24/4 làm 4 người chết, 2 người bị thương; 01 vụ TNGT hàng hải tại Vũng Tàu ngày 28/3 làm 9 người chết; vụ TNGT giữa xe khách và xe tải tại Gia Lai ngày 7/5 làm 13 người chết, 35 người bị thương…
Ông Hùng thông tin thêm, theo báo cáo sơ bộ của Công an các địa phương, nguyên nhân dẫn đến các vụ TNGT nghiêm trọng đa phần đều liên quan đến xe ô tô kinh doanh vận tải, mà đặc biệt là xe ô tô tải.
Các vụ TNGT phần lớn đều do lái xe vi phạm quy định về: tốc độ, làn đường, kỹ năng lái xe kém… TNGT thường xảy ra trên các tuyến QL, nơi có đông phương tiện qua lại, hoặc các tuyến đường đèo dốc, địa hình hiểm trở, quanh co, tầm nhìn hạn chế…
Hoặc do người điều khiển phương tiện đường bộ vi phạm quy định ATGT khi vượt qua đường sắt tại các lối đi dân sinh (hiện vẫn tồn tại 4.268 lối). Hoặc sử dụng phương tiện gia dụng không bảo đảm chất lượng, không có dụng cụ cứu sinh, chở quá số người quy định trên các phương tiện thủy.
Đặc biệt, phần lớn nạn nhân tử vong trong các vụ TNGT có liên quan đến xe máy và xe kinh doanh vận tải, nhiều nạn nhân có tuổi đời còn trẻ và đa phần ở các vùng nông thôn