Tiểu đường loại 2
Vận động giúp ngăn và điều tiết nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 đến 58%. Vận động thường xuyên giúp cải thiện hàm lượng glucose trong cơ thể, tác động tích cực đến lượng lipid, huyết áp và chất lượng sống.
Stress
Stress là kẻ giết người thầm lặng và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên cơ thể dù bạn có lười biếng hay không. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, những người có hoạt động thể chất thường xuyên ít bị stress hơn. Do trong quá trình vận động, cơ thể sẽ tiết ra nhiều endorphins, một loại hormone có khả năng điều hòa căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
Béo phì
Sự mất cân bằng giữa lượng calo hấp thu và lượng calo đốt cháy là nguyên nhân chính gây béo phì. Nếu không vận động, lượng calo thu vào từ thức ăn sẽ chuyển hóa thành mỡ và tích tụ trong cơ thể.
Bệnh mạch vành
Những người lười vận động ít chú ý đến việc tận dụng năng lượng hấp thu từ thức ăn, dẫn đến tích tụ mỡ thừa trong cơ thể. Lượng mỡ này chặn lưu thông máu, dẫn đến các bệnh tim mạch như đột quỵ.
Ung thư vú
Hàm lượng estrogen cao làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ. Lười vận động là nguyên nhân chính gây mất cân bằng hormone giới tính này.