Biểu hiện của tình trạng chai chân
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Chai chân là hiện tượng khá phổ biến, lúc này lớp biểu bì ngoài của da tăng sinh dày lên. Đây thực chất chỉ là một cơ chế phòng vệ tự nhiên của da khi phải đối mặt quá nhiều với lực ma sát. Hoặc có thể hiểu theo cách khác, vết chai chân chẳng khác gì là một mảng da chết ở bàn chân.
Những nốt chai gót chân sần này xuất hiện khá rõ rệt ở dưới bàn chân, nhiều nhất là phần gót và lòng bàn chân.
Phần da bị chai khi sờ vào sẽ có cảm giác thô ráp, màu sắc sáng và khác hoàn toàn với những vùng da xung quanh.
Cách chữa chai chân tại nhà
Sử dụng củ nghệ
Nghệ có đặc tính kháng khuẩn nên có thể chữa lành những vết chai chỉ trong vài ngày. Ưu điểm của phương pháp này là rất dễ thực hiện, bạn có thể kết hợp thêm với mật ong sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Cách thực hiện:
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 thìa súp bột nghệ, 1,5 thìa mật ong và nước ấm.
Đầu tiên, bạn hãy trộn bột nghệ với mật ong. Sau đó, đắp hỗn hợp dẻo này lên vị trí da bị chai. Chờ đến khi hỗn hợp này khô lại thì dùng nước ấm để rửa sạch. Sau khi áp dụng cách này, khoảng 2-3 ngày, bạn sẽ thấy vết chai trên chân giảm kích thước đáng kể.
Chữa chai chân bằng chanh
Nguyên liệu dùng trong cách chữa chai chân này thường có trong chính tủ lạnh của mỗi gia đình. Axit từ chanh được cho là có tác dụng làm mềm và làm mờ vết chai chân nhanh chóng. Hơn nữa, chanh còn là nguyên liệu tuyệt vời để làm sạch và đánh bay mùi hôi chân vô cùng hiệu quả.
Chuẩn bị: Một lát chanh tươi, băng gạc
Cách thực hiện: Trước khi ngủ, bạn hãy cắt một lát chanh, đặt miếng chanh lên vết chai và dùng gạc băng lại. Nếu không có gạc, bạn có thể sử dụng vớ. Bạn nên thực hiện mẹo này mỗi đêm cho đến khi không còn dấu vết của nốt chai, sần nữa.
Hành tây
Hành tây là loại thực phẩm khá giàu chất chống oxy hóa, đóng vai trò như những tác nhân giúp chữa lành thương tổn và loại bỏ những vết chai, sạn, da bong tróc. Hơn nữa, một số tinh chất trong hành tây còn giữ ẩm và làm mềm da, cải thiện sự phục hồi da nhanh chóng
Chuẩn bị: Gạc y tế, hành tây thái lát
Cách thực hiện:
Đầu tiên bạn đặt những lát hành tây lên vùng bàn chân bị chai. Kế tiếp, sử dụng gạc để cố định hành tây lại. Để yên qua đêm, sau đó gỡ bỏ, rửa sạch lại với nước và xà phòng.
Với cách này, bạn cần kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày và sẽ nhận thấy ngay sự thay đổi chỉ trong vòng một tuần.
Chữa chai chân bằng dứa
Loại trái cây nhiệt đới thơm ngon này không chỉ xuất hiện trong nhiều món ăn, thức uống mà còn được ứng dụng để điều trị các vấn đề sức khỏe. Bên cạnh đó, dứa cũng có tác dụng chữa chai chân hiệu quả. Dứa giúp xoa dịu cơn đau nhức khi di chuyển, đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành da. Điều này đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là do trong dứa có chứa một enzyme gọi là bromelain giúp xóa mờ những vết chai, sần nhanh chóng.
Chuẩn bị: Quả dứa tươi, băng gạc
Cách thực hiện
Dứa đem gọt vỏ ngoài và cắt lấy một miếng nhỏ.
Kế đến, bạn áp miếng dứa lên trên bề mặt nốt chai và cố định bằng gạc rồi để qua đêm.
Nên áp dụng cách trị chai chân này thường xuyên vào mỗi buổi tối để cảm nhận hiệu quả nhanh hơn.
Chữa chai chân bằng bột yến mạch
Yến mạch khá giàu vitamin và khoáng chất, lành tính nhờ những yếu tố làm dịu da trong thành phần. Thêm vào đó, yến mạch còn đem lại công dụng tẩy tế bào chết rất tuyệt vời. Vì vậy, bạn hãy thử dùng yến mạch để chữa chai chân tại nhà nhé.
Chuẩn bị: Bột yến mạch: 1/2 cốc, nước
Cách thực hiện
Đun sôi bột yến mạch với nước trong 5 phút.
Sau đó, đem lọc lấy phần yến mạch và đắp lên trên vùng da bị chai, sần.
Để yên khoảng từ 10 – 15 phút trước khi rửa sạch.
Lặp lại quy trình trên khoảng hai lần một ngày. Tuy nhiên, cần đảm bảo bột yến mạch không quá nóng để có thể đắp lên trên da.