Đại diện bảo tàng De Mata Trick Eye, nơi dựng và trưng bày tượng sáp của Hitler cho biết mục đích ban đầu của việc này chủ yếu là để du khách có những khoảnh khắc “vui vẻ” hơn. Tuy nhiên, ngay sau khi gặp phải sự chỉ trích dữ dội đến từ cộng đồng những người Do Thái và nhiều nhóm người khác, ban giám đốc bảo tàng đã phải cho loại bỏ ngay bức tượng sáp này ra khỏi viện bảo tàng vào hôm thứ 6 tuần vừa rồi.
Bức tượng sáp Hitler ở bảo tàng De Mata Trick Eye ở Yogyakarta (Indonesia).
Nói về sự cố trên, Giám đốc Marketing của viện bảo tàng De Mata Trick Eye ở Yogyakarta cho biết, tại bảo tàng có khoảng hơn 140 tượng sáp của những người nổi tiếng và Hitler chỉ là một trong số đó. Những tượng sáp đã tạo dựng và trưng bày xuyên suốt từ những năm 2014 đến nay. Và mục đích xây dựng những tượng sáp trên đơn giản chỉ là tạo ra nhiều khoảnh khắc đáng nhớ cho khách tham quan.
Tuy nhiên, khi bức tượng sáp của Hitler được một người Do Thái chụp lại và chia sẻ trên mạng xã hội, viện bảo tàng De Mata Trick Eye nhanh chóng nhận phải một làn sóng phản đối dữ dội.
Phản hồi trên mạng xã hội, nhiều người đã gọi đó là "cuộc triển lãm đáng sợ và gợi nhắc lại những sự kiện đau buồn trong quá khứ". Do đó, ngay lập tức bức tượng sáp của Hitler cũng như các hình ảnh về đế quốc xã có trong bảo tàng De Mata Trick Eye đã bị gỡ bỏ, ngay sau khi có yêu cầu từ phía Trung tâm Simon Wiesenthal tại Los Angeles.
Được biết đây không phải là lần đầu tiên mà Chủ nghĩa phát xít và Đế quốc xã được "bình thuờng hoá" ở Indonesia, quốc gia với đại đa số là người Hồi giáo và một cộng đồng nhỏ người Do Thái. Trước đây, một quán cà phê được trang trí theo phong cách chủ nghĩa phát xít ở thành phố Bandung cũng đã từng bị hứng chịu sự phản đối và tức giận ở nước ngoài trong nhiều năm cho đến khi nó chính thức bị đóng cửa vào đầu năm nay.