Thứ 6, 22/11/2024, 11:52 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Xử giai đoạn 2 “đại án” VNCB: 46 bị cáo, các ngân hàng giữ nguyên ý kiến ở phiên tòa trước

Xử giai đoạn 2 “đại án” VNCB: 46 bị cáo, các ngân hàng giữ nguyên ý kiến ở phiên tòa trước
(Tieudung.vn) – Khi được HĐXX hỏi có bổ sung ý kiến gì tại phiên tòa này hay không? Tất cả 46 bị cáo đều trả lời giữ nguyên quan điểm đã trình bày tại phiên tòa trước đó. Các ngân hàng liên quan vụ án cũng giữ quan điểm của mình.

Ngày 26/7, TAND TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” tại Ngân hàng TP Xây dựng Việt Nam (VNCB) đối với Phạm Công Danh (SN 1965, nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB, nguyên Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh); bị cáo Trầm Bê (SN 1959, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT, nguyên Chủ tịch HĐTD Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - SacomBank), cùng 44 bị cáo khác.

Bên đòi thu hồi tiền, bên không đồng ý trả

Trong phần xét hỏi, khi chủ tọa phiên tòa hỏi các bị cáo có bổ sung thêm ý kiến gì không? Tất cả 46 bị cáo đều giữa nguyên quan điểm đã trả lời tại phiên tòa sơ thẩm trước đó (diễn ra từ ngày 8/1 đến 7/2).

 Bị cáo Phạm Công Danh

Đại diện Viện KSND cũng gọi hỏi đại diện của các Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank); Ngân hàng TMCP và Phát triển Việt Nam (BIDV); SacomBank và Công ty TNHH MTV ngân hàng Xây dựng (CBBank), tất cả các đại diện này đều khẳng định giữ nguyên quan điểm đã trả lời tại phiên tòa trước đó.

Theo đó, quan điểm của đại diện CBBank yêu cầu thu hồi trên 6.126 tỷ đồng từ BIDV, TPBank và SacomBank như đề nghị của Viện KSND Tối cao để trả cho CBBank nhằm khắc phục hậu quả VNCB. Tuy nhiên quan điểm của các đại diện 3 ngân hàng còn lại khẳng định không thể trả lại số tiền nêu trên vì các quan hệ cho vay và vay tiền xảy ra và hoàn thành trước khi vụ án VNCB bị khởi tố. Đồng thời tại phiên tòa trước, Hiệp hội Ngân hàng (HHNH) Việt Nam cũng đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các ngành, các ngân hàng liên quan với nội dung nếu thu hồi 6.126 tỷ đồng từ BIDV, SacomBank và TPBank sẽ gây tác động tiêu cực đối với hoạt động của ngân hàng. Vì 3 ngân hàng nêu trên thu nợ đúng quy định.

Công văn của HHNH Việt Nam lý giải: Tại Kết luận giám định số 1637/KLGĐ-NHNN ngày 16/3/2017 của tổ giám định độc lập của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã khẳng định 3 ngân hàng BIDV, Sacombank, TP Bank đã thực hiện việc thu hồi nợ vay của khách hàng đúng quy định và thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng (HĐTD) đã ký và không có thiệt hại xảy ra tại 3 ngân hàng này. Việc thu hồi 6.126 tỷ đồng như ý kiến của Viện KSND Tối cao sẽ tạo tiền lệ bất lợi, gây khó khăn, cản trở cho hoạt động của các ngân hàng. Vì theo pháp luật hiện hành, các ngân hàng cho vay không có trách nhiệm phải tìm hiểu và xác minh nguồn gốc số tiền trên tài khoản của bên vay trước khi thu nợ. Nếu buộc ngân hàng phải xác minh về nguồn gốc số tiền thu nợ thì sẽ phát sinh rất nhiều khó khăn, thủ tục hành chính và chi phí cho các ngân hàng và khách hàng…

Tại công văn nói trên của HHNH Việt Nam còn cho rằng nếu thu hồi 6.126 tỷ đồng sẽ làm xáo trộn các giao dịch thương mại hợp pháp, như: dân sự, kinh tế, thương mại… đang vận hành bình thường.

Tiếp tục truy số tiền 4.500 tỷ đồng đi đâu?

Cũng trong phần xét hỏi, các bào chữa cho các bị cáo xoáy quanh số tiền 4.700 tỷ đồng mà Phạm Công Danh vay từ BIDV, SacomBank, TPBank (thông qua 29 lượt công ty của Danh), trong đó có 4.500 tỷ để tăng vốn điều lệ cho VNCB đã đi đâu?

Trả lời câu hỏi của luật sư Chu Mạnh Cường (bào chữa cho Phạm Công Danh), đại diện CBBank vẫn khẳng định 4.500 tỷ đồng này đã hòa vào dòng tiền chung, đã được hoạch toán vào vốn điều lệ, dùng trả lương nhân viên và các khoản khác. VNCB trước đây và CBBank bây giờ đều thực hiện đầy đủ chứng từ thể hiện dòng tiền vào, dòng tiền ra.

Khi được luật sư Cường đặt câu hỏi, bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng Giám đốc VNCB), tái khẳng định: “Về nguyên tắc nếu khoản vay dùng để tăng vốn điều lệ nhưng chưa được phép sử dụng thì tiền vay phải trả lại cho các khách hàng”.

Còn luật sư Trần Minh Hải (bào chữa cho Phạm Công Danh) truy đại diện của CBBank lý do vì sao chưa hạch toán 4.500 tỷ đồng, tại sao không lùi về “mốc” tăng vốn điều lệ ban đầu cho VNCB là 3.000 tỷ đồng, thì đại diện CBBank cho rằng đã trả lời… ở phiên xử trước!

CBBank vẫn sử dụng 2 con số vốn điều lệ!

Tuy nhiên khi luật sư Hải cho rằng phiên tòa trước, đại diện CBBank trả lời NHNN chưa có ý kiến thì CBBank cho rằng số tiền hợp pháp mới hạch toán lại.

Luật sư Hải cũng nêu một vấn đề khá mới. Đó là cho đến thời điểm này, trên giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của CBBank vẫn sử dụng 2 con số để thể hiện vốn điều lệ. Con số thứ nhất là 3.000 tỷ đồng, con số thứ hai là 7.500 tỷ đồng, vậy có quy định nào cho phép? Trả lời câu hỏi của luật sư, đại diện NHNN khẳng định: “Không có quy định nào cho phép CBBank được tồn tại 2 vốn điều lệ trên cùng giấy phép”.

Còn luật sư Lê Thị Bích Chi (bào chữa cho bị cáo Đặng Thị Bích Thủy, Nguyễn Ngọc Sơn) hỏi ông Hồ Quang Bình, Trưởng đoàn Giám định tư pháp NHNN về việc BIDV cho công ty Phong Hiệp vay là sai và cái sai này của BIDV hay của cán bộ? Ông Bình cho rằng sai phạm do lỗi của VNCB.

Luật sư Chi cũng hỏi đại diện NHNN khi cấp tín dụng bằng bảo lãnh, phía BIDV có phải kiểm tra mối quan hệ giữa đơn vị được bảo lãnh và đơn vị bảo lãnh? Trường hợp cấp tín dụng mà phát hiện rủi ro hoặc có nguy cơ mất vốn thì cán bộ tín dụng (CBTD) có ý kiến thu hồi khoản đã cho vay không?

Đại diện NHNN khẳng định theo quy định pháp luật thì các tổ chức tín dụng (TCTD) phải thực hiện đầy đủ quyết định 1627 của NHNN, quy chế cho vay, các quy định trong Luật các TCTD. Khi cấp tín dụng phải kiểm tra điều kiện vay vốn của khách hàng, phương án kinh doanh…, và NHNN cũng đã có quy định hướng dẫn các ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thu hồi vốn vay

Riêng bị cáo Hoàng Văn Hà (cán bộ tín dụng BIDV) thì cho rằng thực tế không có quy định nào bắt buộc BIDV phải kiểm tra công ty Phong Hiệp mà chỉ kiểm tra VNCB. Khi phát hiện có nguy cơ bị cáo đã thu hồi vốn nhưng cáo trạng buộc bị cáo chịu trách nhiệm. Còn nếu không thu hồi vốn thị bị cáo vẫn bị truy tố!

Chiều nay phiên tòa tiếp tục, HĐXX cũng yêu cầu ông Phạm Công Trung (em của bị cáo Phạm Công Danh) cùng những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vụ án phải có mặt.

Tags:
4.4 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Sửa Luật Quảng cáo: rà soát, đối chiếu với các luật để hạn chế chồng chéo
(Tieudung.vn) Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Cơ quan chủ trì soạn...
 
TP Hồ Chí Minh: Bắt ca sĩ Quốc Kháng và Chủ tịch Mỹ Châu Pharmacy
(Tieudung.vn) Do có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nên ca sĩ Quốc Kháng và Lê Nguyễn...
 
Chuyển Công an điều tra Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn
(Tieudung.vn) Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn bị Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh...

Muôn màu

Cách tập thể dục an toàn ngoài trời
(Tieudung.vn) Thay vì tập luyện trong phòng gym, nhiều người đang chuyển hướng sang các bài tập thể dục...
 
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ không nên vội vàng bỏ cuộc
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Xử Nữ không nên...
 
Căng thẳng mùa deadline cuối năm: Làm gì để giảm stress, giải nhiệt cuộc sống mỗi ngày?
(Tieudung.vn) “Dù công việc gia tăng mỗi ngày nhưng mình có cách giảm stress, thích nghi với deadline gấp...

Du lịch - Ẩm thực

Phở bò Việt Nam lọt top 20 món súp ngon nhất thế giới
(Tieudung.vn) Món phở bò của Việt Nam tiếp tục ghi danh trong danh sách 20 món súp ngon nhất...
 
3 điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống
(Tieudung.vn) An toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn...
 
Du lịch tăng tốc đón khách quốc tế cuối năm
(Tieudung.vn) Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.21448 sec| 900.836 kb